tailieunhanh - QUY ĐỊNH VỀ “ĐÌNH CHỈ” TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Đình chỉ là một phương thức xử lý đặc biệt của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trước đây, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, | Như vậy, theo quy định của BLTTDS thì hai căn cứ đầu (nêu trên) vừa là căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án tại thủ tục phúc thẩm vừa là căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm. Quy định này đã gây ra một khó khăn trong thực tiễn áp dụng là khi nào Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ giải quyết vụ án và khi nào sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm. Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP cũng không có quy định nào hướng dẫn về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy luận rằng nếu như sự kiện nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có người thừa kế tham gia tố tụng xuất hiện và tồn tại trước và trong khi giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm mà Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cứ giải quyết thì Tòa án cấp phúc thẩm phải ra bản án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Nếu những sự kiện đó xuất hiện và tồn tại trong quá trình Tòa phúc thẩm giải quyết vụ án thì Tòa phúc thẩm chỉ đình chỉ xét xử phúc thẩm. Trong trường hợp này bản án, quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật vì thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định là hoàn toàn có căn cứ, cơ sở.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.