tailieunhanh - Mưa ở đồng bằng sông Cửu Long

Mưa và việc sử dụng nước mưa ở ĐBSCL không có gì là mới lạ cả. Người cư dân đầu tiên đến khai khẩn vùng đất này từ thế kỷ thứ 17, 18 đã biết cách hứng nước mưa để ăn uống. Các ngôi nhà cổ ở ĐBSCL đều có dấu tích của bể trữ nước mưa. Hình ảnh chiếc lu, cái khạp nước để bên hiên nhà, cạnh gốc cau hoặc trước cửa nhà với cái gáo gừa là hình ảnh rất quen thuộc ở vùng quê Việt Nam. Người miền Nam Việt Nam ngày xưa còn có thói quen | MƯA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Anh Tuấn Đại học Cần Thơ --- oOo --- 1. Khởi dẫn Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy rơm đun bếp, Lấy nếp nấu xôi, Ôi, những câu ca dao ru em từ ngàn xưa của người dân quê đến nay vẫn còn. Những lời hát đơn giản, mộc mạc như vậy vẫn còn in đậm trong ký ức của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam dù nhân loại đã có những phát minh sáng tạo khoa học kỹ thuật vượt bực. Thế nhưng, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, thông điệp của Tổ chức Liên hiệp quốc vẫn liên tục cảnh báo nguy cơ thiếu nước ngọt cho nhân loại trên một trái đất với 3/4 diện tích bao quanh bề mặt là phủ đầy nước Hầu hết các quốc gia trên thế giới, hiện tượng mưa rơi ảnh hưởng trong thi ca, phong tục, tập quán, vẫn nhiều hơn với các hoạt động thời tiết khác. Thế còn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa lớn nhất của Việt Nam thì sao? Mưa và việc sử dụng nước mưa ở ĐBSCL không có gì là mới lạ cả. Người cư dân đầu tiên đến khai khẩn vùng đất này từ thế kỷ thứ 17, 18 đã biết cách hứng nước mưa để ăn uống. Các ngôi nhà cổ ở ĐBSCL đều có dấu tích của bể trữ nước mưa. Hình ảnh chiếc lu, cái khạp nước để bên hiên nhà, cạnh gốc cau hoặc trước cửa nhà với cái gáo gừa là hình ảnh rất quen thuộc ở vùng quê Việt Nam. Người miền Nam Việt Nam ngày xưa còn có thói quen để một lu nước nhỏ trước cửa nhà, cho khách bộ hành phương xa lỡ bước, đến tự nhiên múc uống mà không cần xin phép gia chủ. Đó là một tập quán đẹp của dân tộc mang tính hiếu khách, hào hiệp và dễ dãi của người dân nông thôn miền Nam Việt Nam. Bài này mời các bạn cùng tôi điểm qua một số dữ liệu và nhận xét đề xuất. 2. Một số liệu thống kê ĐBSCL là vùng đất phía Tây Nam của Việt Nam và nơi chảy cuối cùng của sông Mekong đổ ra biển. Đồng bằng rộng km2, tức trên 4% diện tích toàn lưu vực sông Mekong, chiều dài dòng Mekong chảy qua Việt Nam là 225 km (hơn 5% tổng chiều dài sông Mekong). Ở Việt Nam, sông Mekong được gọi tên là sông Cửu Long do các nhánh sông khi chảy ra .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.