tailieunhanh - Các đập nước và hồ chứa ở thượng nguồn
Trong các ngày gần đây, theo thông báo kêu gọi tiết kiệm điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phát hằng ngày trên làn sóng của Đài Truyền hình Việt Nam: hiện nay hầu hết mực nước ở các hồ chứa nước ở Việt Nam giảm từ 20 – 40% so với mực nước trung bình hằng năm ở cùng thời kỳ, đặc biệt hồ chứa Hoà Bình – nơi nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, mực nước xuống thấp nhất trong vòng 40 năm qua! Mặc dầu tất cả các hồ chứa ở | Hiện trạng phá rừng, khai hoang thiếu kiểm soát dọc theo các vùng rừng núi hai bên thượng và hạ lưu đang là một điều báo động. Người viết bài này, sau nhiều năm công tác phát triển nông thôn tại Lào, đã đau lòng chứng kiến nhiều cánh rừng nhiệt đới bị tàn phá, khai thác bừa bãi do các công ty Thái Lan và Lào. Hàng ngày có hàng đoàn xe tải chở đầy các thân gỗ lớn từ Lào nối đuôi nhau qua Cửa khẩu biên giới Thái – Lào. Trong khi đó, công tác trồng và săn sóc rừng tiến triển rất chậm chạp. Ở Cambodia, tình trạng khai thác gỗ rừng cũng đã và đang diễn ra tương tự như ở Lào. Hằng năm, vào mùa mưa lũ, người viết đã quan sát thấy có sự xói lở nghiêm trọng bờ sông Mekong và bào mòn mãnh liệt các lớp thổ nhưỡng trên các triền dốc nơi mà những năm về trước còn là những cách rừng phong phú. Nước lũ trên sông Mekong đầy ắp bùn cát và các thân cây lớn bị đổ ngã cuốn trôi theo dòng chảy. Hiện tượng này, mặt dầu có mặt tích cực là bồi bổ ruộng đồng cho vùng hạ lưu sông ở Cambodia và Việt Nam, làm mũi Cà Mau ở Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm kéo dài ra biển từ 80 – 100 mét. Mặt khác, sự bào mòn và bồi lắng này cũng làm thu hẹp dung tích của Biển Hồ. Tuy nhiên, tiến trình này cũng không phải nhanh chóng vì dòng chảy mang phù sa có khuynh hướng chảy xuôi về hạ lưu hơn là đổ ngược vào Biển Hồ (xem hình b). Đến nay, việc đánh giá sự bồi lắp Biển Hồ vẫn chưa có một nghiên cứu nào dài hạn và sâu rộng nhưng cũng dễ nhận thấy là hiện tượng này đang xảy ra đều đặn. Điều này, cũng khó mà xây dựng một bức tranh dự báo cho tương lai Biển Hồ. Mặc dầu sự biến đổi về môi sinh do hiện tượng bồi cạn Biển Hồ diễn ra rất chậm chạp và khó nhận thấy nhưng vẫn là điều cũng cần cảnh báo cho các nhóm môi trường cần lưu ý.
đang nạp các trang xem trước