tailieunhanh - Chấp nhận và đối phó với rủi ro trong kinh doanh

Thực tế là bạn không thể giàu có nếu không mạo hiểm. Các rủi ro và thành quả luôn đi đôi với nhau và bạn càng mạo hiểm, thì bạn càng kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. | Chấp nhận và đối phó với rủi ro Thực tế là bạn không thể giàu có nếu không mạo hiểm. Các rủi ro và thành quả luôn đi đôi với nhau và bạn càng mạo hiểm thì bạn càng kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Trong thực tế có một chân lý lớn lao về rủi ro cho rằng Lo lắng không phải là một căn bệnh mà là một dấu hiệu của sức khỏe. Nếu bạn không lo lắng bạn đang không có đủ độ mạo hiểm cần thiết . Và sau đó là một chân lý nhỏ hơn Luôn đầu cơ cho những vụ cá cược có ý nghĩa . Nói cách khác bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được tính toán trước. Trong thuật ngữ tài chính rủi ro có nghĩa là khả năng thu hồi lãi thấp hơn phần kỳ vọng hay không có lãi hoặc thậm chí không thu hồi đủ vốn bỏ ra. Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Trong một số thương vụ đầu tư một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế hơn và những rủi ro khác chỉ là thứ yếu. Hiểu đầy đủ về những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đưa ra những quyết định đầu tư nhanh nhạy. 1. Rủi ro vỡ nợ Đây là loại rủi ro khủng khiếp nhất trong tất cả các loại rủi ro đầu tư. Rủi ro không trả được nợ kể đến cả vốn và lãi suất. Đối với tất cả các khoản vay không đảm bảo ví dụ như vay dựa trên giấy hẹn trả tiền tiền đặt cọc của công ty rủi ro này là rất cao. Do không được đảm bảo bạn không thể làm được gì ngoại trừ việc đi kiện khi tình trạng mất khả năng trả nợ xảy ra. Tuy nhiên cho dù bạn có kiện ra tòa và cho dù bạn thắng thì bạn vẫn cần phải xem xét ai là người có lợi ở đây bạn người đi vay hay ông luật sư Vì vậy cách tốt nhất là tìm hiểu kỹ xem công ty bạn có ý định đầu tư vào đang đứng ở đâu trong bảng xếp hạng về khả năng tín dụng. 2. Rủi ro kinh doanh Giá trị thị trường của thương vụ đầu tư vào cổ phiếu phụ thuộc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bạn đầu tư vào. Nếu tình trạng kinh doanh của công ty bất ổn và công ty hoạt động không tốt giá trị của cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ có thể giảm giá trị nhanh chóng. Tình trạng này luôn luôn xảy ra