tailieunhanh - San hô Việt Nam
Theo các nhà khoa học, với số loài san hô đã được phát hiện, có thể khẳng định nhóm các loài san hô của Việt Nam vào loại đa dạng nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Việt Nam có khoảng km2 rạn san hô, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và miền Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam về san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và Côn Đảo, mỗi nơi. | Kết quả nghiên cứu trong 2 năm 2005- 2006 đã thống kê được tổng số khoảng 340 loài thuộc 115 giống, 47 họ phân bố tại 8 vùng dự kiến thiết lập KBTB. Bước đầu đã xác định được hiện trạng cấu trúc thành phần loài cá rạn san hô tại 8 vùng dự kiến thiết lập KBTB bao gồm 340 loài, thuộc 115 giống và 47 họ. Số lượng họ, giống và số lượng loài cá rạn san hô có sự dao động khá lớn giữa các khu vực đảo nghiên cứu và giữa các vùng biển phân chia theo giới hạn địa lý, với xu hướng tăng dần từ các đảo phía Bắc đến phía Nam. Sự chênh lệch về số lượng loài cá rạn giữa các vùng rạn san hô và theo vùng địa lý có thể lý giải là do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, môi trường, đặc biệt là có sự khác nhau về cấu trúc rạn san hô và các hợp phần nền đáy rạn giữa các vùng biển nghiên cứu (Michael, 1995; N. C. Hoàn, 2006). Do vậy, nhiều nhóm loài có đặc tính thích nghi sinh thái, chỉ phân bố ở vùng biển phía Nam hay chỉ phân bố ở vùng biển phía Bắc hoặc chỉ phát hiện phân bố ở vùng đảo này mà lại không phát hiện thấy phân bố ở vùng đảo kia.
đang nạp các trang xem trước