tailieunhanh - Điều hành cuộc họp với sáu chiếc mũ

Theo điều tra tại Mỹ, lãnh đạo các tập đoàn tốn mất gần 40% thời gian cho các cuộc thảo luận. Nếu áp dụng phương pháp tư duy “Sáu chiếc mũ”, họ có thể giảm tới 75% thời gian hội họp, do đó tăng thêm 30% thời gian làm việc mà chẳng tốn một đồng chi phí nào. Tại sao lại có thể tiết kiệm được nhiều thời gian như vậy? Đó là do, trong các cuộc họp, cách tư duy đồng thuận đã thay thế cho cách thức tư duy tranh luận thông thường. Hiện nay, các CEO. | IA Ầ I A I VI r s 1 Ấ Điêu hành cuộc họp với 6 chiêc mũ Theo điều tra tại Mỹ lãnh đạo các tập đoàn tốn mất gần 40 thời gian cho các cuộc thảo luận. Nếu áp dụng phương pháp tư duy Sáu chiếc mũ họ có thể giảm tới 75 thời gian hội họp do đó tăng thêm 30 thời gian làm việc mà chẳng tốn một đồng chi phí nào. Tại sao lại có thể tiết kiệm được nhiều thời gian như vậy Đó là do trong các cuộc họp cách tư duy đồng thuận đã thay thế cho cách thức tư duy tranh luận thông thường. Hiện nay các CEO của các tập đoàn hàng đầu thế giới như IBM Federal Express Brtish Airways Pepsi Polaroid Prudential Dupont. đều sử dụng phương pháp này để điều hành các cuộc họp. Để khám phá phương pháp tư duy Sáu chiếc mũ do Edward de Bono tiến sĩ tâm lý học giáo sư tại các trường đại học Oxford Cambridge và Harvard đưa ra chúng ta hãy bắt đầu từ khái niệm tư duy tranh luận. Chúng ta họp vì có vấn đề cần phải giải quyết trong đầu mỗi người đều có một phương án giải quyết riêng. Hiển nhiên là như vậy bởi vì mỗi một con người là một thực thể riêng biệt không ai giống ai. Trong cuộc họp mọi người đưa ra phương án của mình nhưng phương án được chấp nhận chỉ có một và thế là tranh luận bùng nổ. Để chứng minh cách giải quyết của mình là đúng mọi người có khuynh hướng áp đặt tư duy cá nhân lên người khác. Để chứng tỏ sự thông minh và sự riêng biệt của mình mục đích của cuộc họp thậm chí có thể bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Có thể minh họa một cách rõ nét như sau giả sử điều chúng ta cần đạt được là X người thứ nhất dựa trên xuất phát điểm A1 đã đưa ra phương án giải quyết như sau xuất phát A1 ta có thể làm được B1 ta có thể làm được C1 . thu được kết quả X. Người thứ hai dựa trên xuất phát điểm A2 đưa ra phương án giải quyết như sau xuất phát A2 ta có thể làm được B2 ta có thể làm được C2 . thu được kết quả X. Cứ như thế đối với những người tiếp theo. Mặc dù mục đích đạt được cuối cùng đều là X nhưng điểm xuất phát của chúng ta lại khác nhau nên dẫn đến cách giải quyết khác nhau và ai cũng cho mình là đúng. .