tailieunhanh - 7 chủ đề nên đề cập trong một cuộc phỏng vấn
Trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc tra hỏi, mà giống một cuộc hội thoại hơn. Và để có một cuộc hội thoại hấp dẫn, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin về công việc cũng như đời sống riêng tư của bạn. | 7 chủ đề nên đề cập trong một cuộc phỏng vấn Trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc tra hỏi, mà giống một cuộc hội thoại hơn. Và để có một cuộc hội thoại hấp dẫn, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin về công việc cũng như đời sống riêng tư của bạn. Cái gì được coi là cần thiết cho một cuộc phỏng vấn? Nếu bạn đọc những cuốn sách tư vấn phỏng vấn xin việc, bạn sẽ thấy các nhà tuyển dụng sẽ chỉ đưa cho bạn một list dài những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn. Trong khi đó, trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc tra hỏi, mà giống một cuộc hội thoại hơn. Và để có một cuộc hội thoại hấp dẫn, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin về công việc cũng như đời sống riêng tư của bạn. Khi bạn đi phỏng vấn, hãy để sự hồi hộp ở bên ngoài và quên phắt nó. Sự chuẩn bị tốt nhất là hãy thể hiện chính bản thân mình và cách tốt nhất để thể hiện cái tôi của bạn chính là những câu chuyện của bạn. Ngày nay các cuộc phỏng vấn kỹ năng cơ bản thường sử dụng rộng rãi cách đó. Thế nhưng trong các cuộc phỏng vấn truyền thống, nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào các câu hỏi để xem bạn có kỹ năng hay hiểu biết cần cho công việc đó hay không. Một cuộc phỏng vấn kỹ năng cơ bản cũng có thể đào sâu hơn nếu như nhà tuyển dụng đặt cho bạn những câu hỏi liên quan đến tính cách và những đặc trưng cá nhân của bạn, và dựa vào đó người ta có thể xác định rõ hơn bạn có phù hợp với môi trường của công ty hay không. Đó là một cách thăm dò khả năng ứng xử của bạn. Trong những buổi phỏng vấn như thế, nhà tuyển dụng sẽ dành một nửa thời gian hỏi bạn về kỹ năng nghề nghiệp và một nửa cho khả năng ứng xử của bạn. Dựa vào đó, các phỏng vấn viên sẽ tìm ra những "bằng chứng" xem bạn thực sự có tài trong những tình huống thật như thế nào. Vậy cuối cùng thì các nhà tuyển dụng muốn gì ở bạn? Họ muốn biết bạn là người có khả năng hay có trách nhiệm? Nói cách khác bạn sẽ tạo ra tiền hay sẽ tiết kiệm tiền cho công ty? Họ cũng muốn biết bạn có khả năng làm việc theo nhóm hay không? Bạn sẽ phù hợp trong tập đoàn liên thông hay giống như một hạt cát trong dây truyền tập thể? Và liệu bạn có thể đưa ra những đề nghị thích hợp hay không? Tất nhiên họ cũng muốn biết, liệu bạn có khả năng phù hợp với môi trường của công ty hay không? Bởi chẳng ai tuyển dụng bạn lại muốn bạn tách biệt với những người còn lại trong công ty cả. Vì vậy, cách tốt nhất để thể hiện bạn là người có khả năng là hãy tạo ra những câu chuyện trong khoảng từ 30 đến 90 giây mỗi phần. Và hãy bắt đầu câu chuyện của bạn bằng cách phát triển 7 ý cơ bản sau: 1. Số lần mà bạn làm ra tiền hoặc tiết kiệm tiền cho công ty cũ của bạn. 2. Một bước ngoặt trong cuộc đời hay nghề nghiệp của bạn và bạn đã vượt qua nó như thế nào? 3. Khoảng thời gian mà bạn làm việc trong một nhóm và những đóng góp của bạn đối với nhóm. 4. Khoảng thời gian trong nghề nghiệp hay công việc mà bạn gặp phải những khó khăn vất vả và bạn đã vượt qua những căng thẳng đó như thế nào? 5. Một khoảng thời gian trong công việc mà bạn đã đạt những thành công với vai trò là người lãnh đạo hay người hướng dẫn 6. Một thất bại mà bạn từng vấp phải trong công việc và cách mà bạn đã vượt qua nó. 7. Một vài sự kiên quan trọng đã xảy ra trong suốt nghề nghiệp của bạn đã tạo ra cho bạn những thay đổi đáng kể . Hãy nhớ, một cuộc phỏng vấn không phải một cuộc tra hỏi. Nó là một cuộc đối thoại giữa hai người ngang bằng nhau. Vì vậy khi bạn thực hiện những điều trên, bạn sẽ từng bước tiến gần đến mục tiêu công việc của bạn, cái mà bạn thực sự muốn, bởi vì nó là một cuộc hội thoại thành công, một cuộc hội thoại mang công việc đến cho bạn.
đang nạp các trang xem trước