tailieunhanh - THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ

Một trong những tư tưởng về quản lý kinh tế của Hồ chủ tịch đó là sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Hồ Chí Minh coi đây là biện pháp quan trọng để tích luỹ vốn, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt ở một nước nghèo nàn và lạc hậu như nước ta. | Xem xét qua những yếu kém trong thẩm định dự án đầu tư ta có thể kể đến dự thiếu chính xác trong thẩm định những dự án đầu tư lớn. Hơn 1000 dự án đầu tư năm 2008 của 15 tập đoàn tổng giá trị gần 30000 tỷ đồng đã được cắt giảm. Đó là kết quả sau một tuần kiểm tra của bộ KH&ĐT công bố. Nhìn ở góc độ khác cho thấy sự dễ dãi trong công tác thẩm định dự án đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư một cách lan tràn và thiếu hiệu quả từ nguồn vốn ngân sách. Điển hình trong việc nhanh chóng cắt giảm các dự án đầu tư công do sau khi thẩm định lại thấy thiếu tính khả thi vẫn là các tập đoàn lơn như Vinashin, Petro VN, VNPT. đáng chú ý, các dự án đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chủ yếu là nguồn vốn góp từ ngân sách và vốn tín dụng giá rẻ, chỉ phần rất ít là tiến đầu tư của các doanh nghiệp. Một báo cáo nêu nợ của 70 tập đoàn và tổng công ty nhà nước bằng 40% GDP. Nhưng tính hiệu quả của các dự án, khả năng thu hồi vốn trả nợ chưa mấy ai đặt ra. Như trường hợp Vinashin được giao 750 triệu USD từ việc phát hành trái phiếu chính phủ, Vinashin đã mạnh tay rải đều hàng trăm dự án thuộc đủ lĩnh vực suốt dọc chiều dài đất nước mà xem nhẹ công tác thẩm định tính khả thi của dự án.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN