tailieunhanh - Bài giảng châm cứu chữa bệnh (Chương 2) : tứ chẩn

Châm cứu Việt Nam rất được nhân dân Việt Nam ưa thích, được nhiều nước trên thế giới ca ngợi. Châm cứu Việt Nam đang không ngừng phát triển ở trong nước và ở trên nhiều nước trên thế giới. Tạp tài liệu này giới thiệu ba vấn đề: qua phương pháp chẩn đoán của y học cổ truyền dân tộc để định bệnh chính xác khi châm cứu, Giới thiệu 150 huyệt thường dùng, cách chọn và sử dụng huyệt, kỷ thuật châm cứu hiện hành, để điều trị kết quả tốt, Kinh nghiệm tổng hợp chữa một số. | TỨ CHẨN Muôn phân tích được bệnh chứng thuộc về loại nào Âm Dương Hàn Nhiệt Biểu Lý hay Hư Thực phải thông qua bốn phép Vọng văn vấn thiết của tứ chẩn. Vọng là vọng thần sắc quan sát hình thái. Văn là nghe âm thanh ngửi mùi. Vấn là hỏi tình hình bệnh phát sinh phát triển. Thiết là qua xúc giác để khám bệnh để xem mạch. Khi khám bệnh phải kết hợp hài hòa cả bốn phép vọng văn vấn thiết một cách toàn diện thì mới chẩn đoán chính xác được. VỌNG CHẨN Vận dụng thị giác để quan sát toàn thân bệnh nhân về thần sắc hình thái để đoán bệnh. 1. Vọng thần ỉ Tức là quan sát tinh thần thần khí để biết sự biến đổi về tinh thần thần khí từ đó biết được thể lực bệnh nhân thịnh hay suy bệnh nặng hay nhẹ tiên lượng tốt hay xấu. 33 - Thần khí sáng mắt trong lớn tiếng da thịt mát dịu sắc mặt nhuận hơi thở nhịp nhàng đó là thần khí chưa suy tiên lượng tốt. - Tinh thần ủy mị mắt thiêm thiếp tiếng nhỏ da thịt gầy còm hơi thở khác thường đó là khí huyết suy tổn thần khí sắp hết tiên lượng xấu. Sách Linh Khu ghi Thất thần giả tử đắc thần giả sinh . Ý nói Thần khí mất ỉà chết Thần khi còn tà sống . 2. Vọng sắc Sắc là biểu hiện bên ngoài của ngũ tạng khí huyết. Sắc tươi nhuận tức là khí huyết vượng. Sắc khô cằn tức là khí huyết suy. Màu sắc có liên quan mật thiết với ngũ tạng và bệnh tật. Bệnh can sắc xanh bệnh tỳ sắc vàng bệnh thận sắc đen bệnh tâm sắc đỏ bệnh phế sắc trắng. Xanh và đen là sắc biểu hiện của chứng phong hàn cho nên có chứng đau. Vàng và đỏ là sắc biểu hiện của nỏa thổ cho nên nhiệt. Trắng là khí thanh túc cho nên hàn. 3. Vọng hình thái Người xưa có thể quan sát hình thể động thái của từng người để tìm nguyên nhân gây bệnh. 34 Ví dụ - Người béo phần nhiều hay bị trúng phong vì người béo thường bị khí hư khí hư sinh đàm dàm righẹt thì khí tắc cho bên hay bị trúng phong. - Người gầy âm hư huyết kém thường hay bị ho. - Mặt mày môi miệng các ngón tay chuyến động luôn đó là do phong khí đã xâm nhập các kinh dương có thể sinh các chứng giật mình thân mình cứng thẳng . - Nằm ngoảnh