tailieunhanh - Hợp chất cao phân tử và vật liệu polymer
Những hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn (thường hàng ngàn, hàng triệu ) do nhiều mắt xích liên kết với nhau được gọi là hợp chất cao phân tử hay polime. Ví dụ: Cao su thiên nhiên, tinh bột, xenlulozơ là những polime thiên nhiên. Cao su Buna, polietilen, là những polime tổng hợp. | Hợp chất cao phân tử và vật liệu polymer Định nghĩa Những hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn thường hàng ngàn hàng triệu do nhiều mắt xích liên kết với nhau được gọi là hợp chất cao phân tử hay polime. Ví dụ Cao su thiên nhiên tinh bột xenlulozơ là những polime thiên nhiên. Cao su Buna polietilen là những polime tổng hợp. Cấu trúc và phân loại 1. Thành phần hoá học của mạch polime a Polime mạch cacbon - Mạch C bão hoà. Ví dụ polietilen. - Mạch C chưa bão hoà. Ví dụ cao su Buna - Polime chứa nguyên tử halogen thế. Ví dụ - Rượu polime. Ví dụ rượu polivinylic - Polime dẫn xuất của rượu. Ví dụ polivinyl axetat - Các polime anđehit và xeton. Ví dụ poli acrolein. - Polime của axit cacboxylic. Ví dụ poliacrilic - Polime nitril có nhóm - C N . Ví dụ poliacrilonitril - Polime của hiđrocacbon thơm. Ví dụ polistiren b Polime dị mạch Trên mạch polime có nhiều loại nguyên tố. - Mạch chính có C và O. Ví dụ poliete poliglicol polieste polietylenglicol terephtalat - Mạch chính có C N. Ví dụ polietylenđiamin - Mạch chính có C N O. Ví dụ poliuretan 2. Cấu tạo hình học của mạch polime. Các phân tử polime thiên nhiên và tổng hợp có thể có ba dạng sau. a Dạng mạch thẳng dài Mỗi phân tử polime là một chuỗi mạch thẳng dài do các mắt xich polime kết hợp đều đặn tạo ra. b Dạng mạch nhánh Ngoài mạch thẳng dài là mạch chính còn có các mạch nhánh do các monome kết hợp tạo thành. c Dạng mạch lưới không gian Nhiều mạch polime liên kết với nhau theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ trong cao su đã lưu hóa trong chất dẻo phenolfomanđehit. Tính chất của polime. 1. Tính chất vật lý - Là những chất rắn tinh thể hoặc vô định hình tuỳ thuộc vào trật tự sắp xếp các phân tử polime. Khi các phân tử polime sắp xếp hỗn độn tạo thành trạng thái vô định hình. - Hợp chất polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Phần lớn các polime khi đun nóng thì đều ra rồi chảy nhớt. Một số polime bị phân huỷ khi đun .
đang nạp các trang xem trước