tailieunhanh - Bán đảo Ả rập phần 14

Bán đảo Ả rập Hiệp ước Bagdad ( chương 14 ) Chính sách Menderès ở Thổ Thổ và Iraq mà dám bao vây Nga thì dĩ nhiên là có Anh-Mỹ giật dây. Chúng ta còn nhớ sau Thế chiến thứ nhất, Lênin tuyên bố bỏ chính sách đế quốc của các Nga hoàng, không xâm chiếm bờ cõi các quốc gia khác, nhận chủ quyền của Thổ ở Constanti-nople, lại còn giúp Thổ khí giới để chống Hy Lạp, Anh, Pháp nữa. | Bán đảo Ả rập Hiệp ước Bagdad chương 14 Chính sách Menderès ở Thổ Thổ và Iraq mà dám bao vây Nga thì dĩ nhiên là có Anh-Mỹ giật dây. Chúng ta còn nhớ sau Thế chiến thứ nhất Lênin tuyên bố bỏ chính sách đế quốc của các Nga hoàng không xâm chiếm bờ cõi các quốc gia khác nhận chủ quyền của Thổ ở Constanti-nople lại còn giúp Thổ khí giới để chống Hy Lạp Anh Pháp nữa. Thổ mang ơn Nga và Mustapha Kémal hấp tấp duy tân Thổ Âu hóa Thổ triệt để Thổ thành một quốc gia tương đối tiến bộ vững vàng. Kémal mất năm 1938 tướng Ismet Inonu lên thay chưa được mười tháng thì Thế chiến lại phát nữa. Thổ giữ thái độ hoàn toàn trung lập bị Berlin Moscow London Washington vuốt ve rồi dọa dẫm mà vẫn khăng khăng không tham chiến. Như vậy khôn không bị ăn bom của bọn họ nhưng lại điêu đứng vì bị cả hai phe phong tỏa kinh tế không xuất cảng được nho thuốc lá - thuốc lá Thổ Nhĩ Kỳ danh tiếng nhất thế giới thuốc Camel bán đầy đường Sài Gòn lúc này có hương vị Thổ - mà cũng không nhập cảng được nguyên liệu thành thử dân hóa nghèo mà dân nghèo thì dễ sinh loạn. Một đảng mới đảng Dân Chủ được thành lập năm 1945 lãnh tụ là Djelal Bayar và Adnan Menderès vì đảng cũ đảng Cộng Hòa đã tỏ ra bất lực. Năm 1950 đảng đó chiếm đa số ở Quốc hội. Bayar làm Tổng thống thay Inonu Menderès làm Thủ tướng. Menderès rất có tài lấy lòng nông dân bảo đã tới lúc nông dân phải được hưởng thụ. Và ông ta trích trong ngân quỹ một số tiền mua chiếc máy cày cho nông dân. Từ đó nông dân thành phần cốt cán của Thổ ủng hộ ông tận tình. Ông ta lại cởi mở cho dân bao nhiêu luật lệ trói buộc họ ông thủ tiêu hết tự do làm ăn tự do đầu tư. Ông cũng bỏ chính sách trung lập chính sách tự túc của Kémal mà nhận viện trợ của Mỹ vay mượn của Mỹ - để cho dân chúng hưởng thụ chứ. Tự do quá mà lại có tiền thì dĩ nhiên có nạn tham nhũng nhưng không sao dân chúng làm ăn phát đạt nên không phàn nàn. Rồi bỗng nhiên không hiểu tại sao Mỹ cúp bớt viện trợ tình hình lâm nguy gần như bi đát đồng tiền Thổ mất giá trước đáng một đồng nay chỉ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN