tailieunhanh - NHẬN DẠNG VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - ĐỀ XUẤT KHÁI NIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM Ở VIỆT NAM.

Khái niệm Tập đoàn kinh doanh nói chung, chúng ta đã thấy xuất hiện rất sớm cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản từ nửa cuối thế kỷ 19 khi nền sản xuất hàng hoá thế giới phát triển mạnh mẽ nhờ sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Nhiều công ty, doanh nghiệp với năng lực sản xuất, năng suất lao động khác nhau, dẫn tới qui mô và tốc độ phát triển khác nhau đã xuất hiện các hiện tượng chèn ép, | Tập đoàn hoá các NHTM ở Việt Nam chưa có tiền lệ, là việc rất phức tạp và diễn ra trong môi trường thị trường tài chính còn sơ khai. Tuy nhiên, một mặt các NHTM không thể tiếp tục “dẫm chân tại chỗ” khi mà công nghệ đã phát triển, nhu cầu dịch vụ đa dạng đã gia tăng, không gian thị trường đã rộng mở.; Mặt khác cũng không thể nóng vội “thành lập” Tập đoàn tài chính bằng một “mệnh lệnh” hành chính Nhà nước. Trước khi Tập đoàn hoá, việc đầu tiên là phải xác định rõ chủ sở hữu tài sản của từng pháp nhân; Phải có Định chế tài chính đóng vai trò sáng lập; Phải có các cuộc “đàm phán” giữa các pháp nhân, các thể nhân về tất cả các quan hệ lợi ích, phương thức quản trị và phân tích chiến lược phát triển tương lai của Tập đoàn. Công bố chung của nhà sáng lập và các pháp nhân tham gia tạo lập nênTập đoàn trên cơ sở tự nguyện mới là căn cứ liên minh bền vững. Luật pháp Nhà nước phải ghi việc thừa nhận tính chính thức của những công bố thuận theo qui luật này mà không cần hoặc không nên ghi vào chiến lược phát riển ngành, vì đó là xu thế “tự nó”, khách quan. Cổ phần hoá các NHTM Nhà nước ở Việt nam do đó là tiền đề căn bản để “phân định” sở hữu một cách “hữu danh” trước khi “chia” thành các Công ty con độc lập hay liên kết với các pháp nhân khác để hình thành mô hình Tập đoàn tài chính. Tập đoàn tài chính không phải là một tên gọi, càng không phải là một cách “đổi tên” từ Công ty to (một chủ sở hữu) thành một Tập đoàn, mà Tập đoàn trước hết là một cấu trúc đa sở hữu gồm nhiều Pháp nhân độc lập có chung một xuất xứ đã được phân chia rạch ròi hoặc từ nhiều pháp nhân liên kết lại hoạt động kinh doanh theo một chiến lược phát triển chung, một tôn chỉ hành động chung và quan trọng nhất là hoạt động theo một cơ chế quan hệ về lợi ích kinh tế đã được xác lập, được ký kết và được sự thừa nhận của Nhà nước cũng như sự bảo hộ của Pháp luật hay Hiệp ước chung giữa các quốc gia.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN