tailieunhanh - LIỆU CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU CÓ THỂ VẬN HÀNH Ở CÁC QUỐC GIA THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI?

Tham khảo tài liệu liệu cơ chế lạm phát mục tiêu có thể vận hành ở các quốc gia thị trường mới nổi? , tài chính - ngân hàng, tài chính doanh nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | LPMT vốn là một cơ chế hướng về tương lai, bởi vậy phát sinh vấn đề là làm thế nào để sửa đổi các điều kiện của IMF để làm cho nó có tính định hướng tương lai hơn. Một giải pháp là: IMF sẽ giám sát các thể chế CSTT. Đặc biệt là các điều kiện của IMF có thể tập trung vào: (1) mức độ độc lập của NHTW; (2) liệu việc bình ổn giá cả có phải là mục tiêu hàng đầu và có phải là sứ mệnh của NHTW trong dài hạn hay không; và (3) liệu NHTW có sự minh bạch và có tính trách nhiệm cao trong các hoạt động của minh hay không. Trong quá trình giám sát, IMF có thể tiến hành đánh giá một cách cẩn thận về quy trình thực hiện của các NHTW liên quan đến tính hợp lý của quá trình dự báo và liệu NHTW có giải trình đầy đủ khi họ không đạt được mục tiêu lạm phát đặt ra hay không. Trong một chừng mực nào đó, sự thay đổi về cách đánh giá như nêu trên cũng tương tự như những thay đổi trong việc giám sát ngân hàng trong những năm gần đây. Trước đây, việc giám sát ngân hàng cũng hầu như là chỉ nhìn về diễn biến trong quá khứ vì nó chỉ tập trung vào tình trạng hiện tại trong bảng cân đối tài khoản của các ngân hàng. Tuy nhiên, cách giám sát như vậy không còn phù hợp với những gì diễn ra trên thế giới hiện nay, đó là sự ra đời của các công cụ và các thị trường mới đã tạo điều kiện cho các ngân hàng và nhân viên của họ có thể dễ dàng và nhanh chóng tham gia vào những vụ việc mang đầy yếu tố rủi ro. Trong môi trường tài chính mới này, một ngân hàng tỏ ra khá mạnh ở một thời điểm nào đó, nhưng vẫn có thể nhanh chóng bị lâm vào tình trạng không trả được nợ do kinh doanh thua lỗ, chẳng hạn như vụ phá sản ngân hàng Barings năm 1995. Vì vậy, việc giám sát ngân hàng cho đến nay đã trở lên có tính chất định hướng tương lai hơn nhiều; và đã tập trung hơn rất nhiều vào việc đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý và giám sát rủi ro của các NHTM. Cũng tương tự như vậy, IMF có thể thay đổi việc xác định điều kiện trong các chương trình cho vay của mình theo hướng: tập trung vào xem xét quá trình quản lý để kiểm soát lạm phát của NHTW.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN