tailieunhanh - Hoạt động tiền tệ, ngân hàng trong thời kỳ Cách mạng giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Ngay sau khi Mỹ hất cẳng Pháp để xâm chiếm nước ta, công việc đầu tiên của Cách mạng là cùng với việc chuyển quân tập kết, ta tiến hành ngay việc ”thu hồi tiền Việt Nam rút lui trận địa tiền tệ miền Nam Việt Nam” thu đổi giấy bạc của ta phát hành ở Nam bộ và tiền tín phiếu phát hành ở liên khu V (Trung bộ), nhằm mục đích bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ giá trị tiền ta, giữ vững lòng tin của nhân dân đối với chính quyền cách mạng | Từ 1969, chúng ta đã mở rộng thêm công tác Ngân khố, Tín dụng. Tổ chức Kho bạc được tổ chức theo hệ thống dọc 4 cấp Trung ương (tức Kho bạc miền) khu, tỉnh và huyện để thực hiện cấp phát chi tiền ngân sách và phát triển một số mặt nghiệp vụ ngân hàng như: thanh toán chuyển khoản, cho vay phục vụ sản . Ngân khố bắt đầu tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt giữa ngân sách với đơn vị và giữa cơ quan với nhau. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt được tiến hành qua các tài khoản của các cơ quan mở tại ngân tín. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, ta đã dùng Séc định ngạch có bảo chí. Các hình thức thanh toán trên mặc dù còn hạn chế đã bước đầu góp phần vào việc tăng cường quản lý tài chính vùng căn cứ giải phóng miền Nam. Công tác ngoại hối có ý nghĩa đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng ở miền Nam. Nhiệm vụ đổi Đô la để có tiền Sài gòn và tiền Ria Campuchia đáp ứng cho nhu cầu chiến đấu nhất là trong giai đoạn cuối cùng nầy của cuộc cách mạng giải phóng Miền Nam trở thành một nhiệm vụ nặng nề và phức tạp. Trong giai đoạn này ta đã phải mất đi hàng trăm cán bộ chiến sĩ vừa bị hy sinh vừa bị bắt, trong đó có tới 40 cán bộ chiến sĩ ngân hàng bị hy sinh phần lớn trong các vụ đổi tiền và vận chuyển tiền.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN