tailieunhanh - Lịch sử Y dược của Trung Quốc

Lịch sử Y dược của Trung Quốc 1. NGUỒN GỐC TRUNG Y Xưa nay biết bao học giả đã gắng công chú giải kinh điển Trung y. Những chứng cứ khảo cổ mới được phát hiện gần đây và các công trình nghiên cứu về những ký lục của các y sư riêng biệt về các y án đã tiết lộ cho thấy một xu hướng canh tân và đa dạng trong việc thực hành Trung y. | Lịch sử Y dược của Trung Quốc DÀN BÀI 1. NGUỒN GỐC TRUNG Y 2. Y SƯ VÀ Y THUẬT 3. KHÍ VÀ SINH LÝ HỌC CON NGƯỜI 4. CẤU TRÚC CƠ THỂ CON NGƯỜI 5. CHÂM CỨU 6. DƯỠNG SINH 7. DƯỢC PHẨM VÀ THỨC ĂN TRỊ LIỆU 1. NGUỒN GỐC TRUNG Y Xưa nay biết bao học giả đã gắng công chú giải kinh điển Trung y. Những chứng cứ khảo cổ mới được phát hiện gần đây và các công trình nghiên cứu về những ký lục của các y sư riêng biệt về các y án đã tiết lộ cho thấy một xu hướng canh tân và đa dạng trong việc thực hành Trung y. Những dị biệt theo khu vực địa lý cũng như những yếu tố xã hội và chính trị đã ảnh hưởng rõ rệt cách thức mà cá nhân hay tập thể đã xây dựng và thuyết giải nền y học cổ điển. Trong khi hầu hết các nguồn tư liệu viết bằng chữ Hán mô tả một cách giới hạn về một nền y thuật kiệt xuất và do nam giới đảm nhiệm thì một số văn bản tiết lộ về một lịch sử y học của phụ nữ. Hoàng Đế Những gì chúng ta biết được về sự thực hành Trung y suốt đời Chiến Quốc và đời Hán là chủ yếu góp nhặt từ các chuyên luận của các tác giả vô danh về triết lý và y thuật. Các tác giả Trung Quốc ngày xưa có xu hướng gán tác phẩm của mình cho tam hoàng ngũ đế các y sư truyền thuyết hay các bậc thầy của họ. Khi nghiên cứu y thuật các y sư ngày xưa thường sao chép các đoạn bản thảo và sắp xếp chúng theo một thứ tự nhằm phản ánh sự kế tục của các y sư bậc thầy thuộc nhiều trường phái khác nhau. Điều này giải thích sự hiện diện của bốn sưu tập lớn về các y luận châm cứu được biết chung dưới tên Hoàng Đế Nội Kinh. Hoàng Đế là một vị vua truyền thuyết tương truyền sống khoảng 2697-2597 tcn và được xem là cha đẻ của Trung y. Đa phần lý thuyết trong Hoàng Đế Nội Kinh biên soạn khoảng đầu công nguyên được trình bày qua lời vấn đáp giữa Hoàng Đế và Kỳ Bá một vị quan cũng là chuyên gia về châm cứu và các vấn đề huyền bí. Giá trị mà những bậc học thức nhìn nhận đối với các y luận này có thể giải thích sự hiện diện của những sưu tập đầu tiên về các tư liệu tương tự trong các ngôi mộ đời Hán thí dụ như 3 ngôi Hán mộ được .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG