tailieunhanh - Tính Bazơ và tính amin

" Tính Bazơ và tính amin " là tài liệu tham khảo nhằm giúp cho Giáo viên và học sinh ôn tập, luyện tập và vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài tập trắc nghiệm môn hóa học và đặc biệt khi giải những bài tập cần phải tính toán một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất đồng thời đáp ứng cho kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. | TÍNH BAZƠ CỦA CÁC AMIN * Nguyên nhân gây ra tính bazơ của các amin là do phân tử Amin có nguyên tử Nitơ còn đôi electron chưa liên kết (tương tự như trong phân tử NH3) có thể nhường cho proton H+. * Mọi yếu tố làm tăng độ linh động của cặp electron tự do trong nguyên tử nitơ sẽ làm tăng tính bazơ của Amin và ngược lại. - Nếu R là gốc đẩy e sẽ làm tăng mật độ e trên nguyên tử Nitơ Tính Bazơ tăng. - Nếu R là gốc hút e sẽ làm giảm mật độ e trên nguyên tử Nitơ Tính Bazơ giảm. - Amin bậc ba khó kết hợp với proton H+ là do sự án ngữ không gian của nhiều nhóm R đã cản trở sự tấn công của H+ vào nguyên tử Nitơ. * Nhóm Ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ; nhóm phenyl (C6H5-) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ. * Lực bazơ giảm dần theo thứ tự: CnH2n+1-NH2 > H-NH2 > C6H5NH2 . * - Với các amin mạch hở, no, amin bậc 3 có tính bazơ yếu hơn amin bậc 2. - Nguyên tử H của NH3 (H-NH2) được coi là không đẩy e và cũng không hút e. - Đối với các Ankylamin: Gốc R càng lớn (càng nhiều nguyên tử C) thì khả năng đẩy e càng mạnh Tính bazơ càng mạnh. * Một vài ví dụ VD1: Cho các chất (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C2H5)2NH2; (4) NaOH; (5) NH3 Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần tính Bazơ là: A. (1) m-CH3C6H5- > C6H5- và Amin bậc 2 có tính bazơ mạnh hơn amin bậc 1) VD5: Cho các chất sau:(1) p-NO2C6H4NH2; (2) p-ClC6H4NH2; (3) p-CH3C6H4NH2 Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần tính Bazơ là: A. (1) < (2) < (3) B. (1) < (3) < (2) C. (2) < (1) < (3) D. (3) < (2) < (1) Đáp án: A (Do khả năng đẩy e tăng dần theo thứ tự: p-NO2C6H4-< p-ClC6H4-

TỪ KHÓA LIÊN QUAN