tailieunhanh - Cơ sở hóa học phân tích - quá trình tạo thành kết tủa Lâm Ngọc Thụ

" Cơ sở hóa học phân tích - quá trình tạo thành kết tủa Lâm Ngọc Thụ " được biên soạn nhằm giúp ích cho các bạn tự học, ôn thi, với phương pháp trình bày hay, thú vị, rèn luyện kỹ năng giải đề, nâng cao vốn kiến thức cho các bạn trong các kỳ thi sắp tới, rất hay để các bạn đào sâu kiến thức hóa Tác giả hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn. | 1 Chương 6. Quá trình tạo thành kết tủa Lâm Ngọc Thụ Cơ sở hóa học phân tích. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2005. Từ khoá Cơ sở hóa phân tích Trung tâm kết tinh kết tinh Becker - Doring Kết tinh Christiansen - Nielsen. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục Chương 6 Quá trình tạo thành kết Nghiên cứu thực nghiệm quá trình tạo kết Lý thuyết cổ điển về sự tạo thành các trung tâm kết Lý thuyết về sự tạo thành các trung tâm kết tinh Becker - Lý thuyết tạo thành các trung tâm kết tinh Christiansen - 2 Chương 6 r À A 1 À A 11 Á i f Quá trình tạo thành kêt tủa Cơ chế quá trình tạo thành kết tủa là đề tài tranh luận trong nhiều năm. Có nhiều ý kiến rất khác nhau về vấn đề này. Vì vậy chúng ta bắt đầu ở những quan sát thực nghiệm sau đó xem xét những giải thích lý thuyết những quan sát đó. Nghiên cứu thực nghiệm quá trình tạo kêt tủa Có thể xem thời kỳ tiếp xúc kéo dài từ lúc trộn các thuốc thử đến khi xuất hiện kết tủa nhìn thấy được là giai đoạn luôn xảy ra và là hiện tượng đáng chú ý nhất. Thời lượng của thời kỳ tiếp xúc thường rất khác nhau khi kết tủa bari sunfat thời kỳ tiếp xúc rất dài trong khi kết tủa bạc clorua giai đoạn đó lại rất ngắn. Hai muối này được nghiên cứu rất cẩn thận vì chúng có độ tan tính theo mol gần như đồng nhất. Điều đó tạo nên mối quan tâm lớn khi nghiên cứu so sánh hai kết tủa. Nielsen đã so sánh những thời kỳ tiếp xúc của những kết tủa khác nhau theo những dữ kiện của nhiều nhà nghiên cứu và đã rút ra được phương trình thực nghiệm sau tiCon k ti là thời kỳ tiếp xúc Co là nồng độ ban đầu ngay sau khi trộn lẫn các thuốc thử n k là các hằng số thực nghiệm. Đối với các kết tủa AgCl Ag2CrO4 CaF2 CaC2O4 và KClO4 giá trị n thu được từ nhiều nhà nghiên cứu khá phù hợp và bằng các giá .