tailieunhanh - Thanh toán không dùng tiền mặt: Chưa thể cậy nhờ ATM

Vẫn có những “lầm tưởng” cho rằng hệ thống ATM đã mang lại nhiều thành tựu trong chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian qua | Thanh toán không dùng tiền mặt: Chưa thể cậy nhờ ATM Vẫn có những “lầm tưởng” cho rằng hệ thống ATM đã mang lại nhiều thành tựu trong chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020”. Đề án này có nói tới thành tựu của giai đoạn 2001-2005, trong đó nhấn mạnh vai trò của hệ thống rút tiền tự đồng ATM. Cụ thể: “Từ nền tảng thanh toán thủ công, mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy, cho đến nay giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm đa số. Số lượng máy giao dịch tự động ATM, các thiết bị POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng phát triển nhanh. Đến cuối năm 2005, số lượng ATM là máy (so với 101 máy năm 2002), số lượng đơn vị chấp nhận thẻ khoảng (so với đơn vị năm 2003)”. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ATM được đánh giá là một nhân tố quan trọng trong thành tựu đẩy lùi tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán, giảm từ 32,2% năm 1997 xuống còn 21,4% năm 2005. Nhưng, theo nhận định của một số chuyên gia, các nhà xây dựng đề án đừng vội “lầm tưởng” kết quả từ nhân tố trên mạng lại. Cụ thể là chưa thể cậy nhờ nhiều vào hệ thống ATM trong chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Trao đổi với VnEconomy sáng nay (31/5), TS. Nguyễn Đại Lai, Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đưa ra một kết luận đáng chú ý: Thẻ ATM ở Việt Nam hiện nay hầu hết mới chỉ dừng lại ở chức năng thay thế cho chiếc ví. “Khi tiêu dùng, đi chợ, siêu thị, người ta lại đứng trước máy ATM để rút tiền mặt ra thanh toán. Như vậy thì không thể nói là nó hạn chế thanh toán bằng tiền mặt được”. TS. Lai thừa nhận sự phát triển của thị trường thẻ ở Việt Nam đang trong giai đoạn cực thịnh, “trăm hoa đua nở”, “rất đẹp, nhưng chỉ nở ở mỗi nhà, đèn nhà nào rạng nhà nấy mà chưa có một bản đồng ca ở quy mô quốc gia”, TS. Lai nói. Theo ý trên, nếu các ngân hàng phát hành thẻ cùng hòa chung một bản đồng ca, cùng thống nhất chuẩn thanh toán và chấp nhận thẻ, khi đó mới có thể hy vọng sự đóng góp rõ rệt hơn của hệ thống ATM vào công cuộc hạn chế tiền mặt trong thanh toán. Hiện tại đã có gần 2,5 triệu thẻ ATM được phát hành, có 17 ngân hàng phát hành thẻ và 2 ngân hàng chuẩn bị tham gia thị trường, nhưng tính liên kết lại thể hiện ở sự co cụm ở 3 liên minh thẻ trên thị trường: Vietcombank một đầu mối, Đông Á với mạng VNBC một mốt, Banknetvn một mối (dù chưa hoạt động được). Sự cần thiết thống nhất các liên minh này đã được đề cập nhiều, kêu gọi nhiều, nhưng vẫn chưa có một tia sáng nào. Nhưng có thể vẫn có hy vọng, khi đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020” đưa ra một ý tưởng, thông tin khá mới: Thiết lập Trung tâm Thanh toán bù trừ Quốc gia (TTBT QG) với vai trò kết nối các liên minh thẻ hiện có và thống nhất chuẩn thanh toán, giao dịch. Trung tâm này sẽ hoạt động dưới hình thức cổ phần, cổ đông bao gồm Ngân hàng Nhà nước, các định chế tài chính, quỹ tín dụng , do Ngân hàng Nhà nước vận hành. Như vậy, khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc, sự liên kết trên thị trường thẻ sẽ khả quan hơn vì các liên minh hiện nay khó “kháng lệnh”. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là ý tưởng cho tương lai. Dự kiến, năm 2009, Trung tâm TTBT QG được thành lập và đi vào hoạt động. Thời điểm đó, các ngân hàng cũng sẽ tăng cường nâng số lượng và dịch vụ thanh toán rộng hơn. Và khi đó mới có thể cậy nhờ, với mức độ nhất định, ở hệ thống ATM trong hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Admin (Theo

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN