tailieunhanh - Giáo trình môn Kinh tế học vi mô

Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vi mô là phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau. Những ngành quan trọng trong kinh tế vi mô bao gồm thị trường. | Chúng ta hãy tìm hiểu xem tại sao lại có sự giảm dần này trong quá trình sản xuất. Với diện tích đất đai là 1 ha, người lao động đầu tiên có cả diện tích đất và công cụ để làm việc. Anh ta có rất nhiều công việc để làm và có thể diện tích đó là quá sức đối với anh ta. Với sự giúp đỡ của người thứ hai hay người thứ ba, mọi người sẽ sản xuất ra nhiều hơn, năng suất biên của những người này tăng dần. Với 3 lao động, diện tích đất có thể vừa đủ để mọi người làm việc hết sức mình và mỗi người chuyên tâm làm công việc theo kỹ năng của mình chẳng hạn như: cắt lúa, vận chuyển và phơi. Khi số lao động tăng lên 4, diện tích đất cũng như số công cụ lao động phải được chia sẻ cho mỗi người và họ sẽ không làm việc hết khả năng của mình. Sản lượng sẽ tăng chậm hơn và năng suất biên của người thứ tư giảm xuống. Rõ ràng khi thêm nhiều lao động thì mỗi lao động chỉ có ít vốn và diện tích để làm việc, thời gian “chết” nhiều hơn và mỗi người khó có thể làm việc theo khả năng của mình nên năng suất biên cứ giảm dần. Cho đến người thứ tám, công việc của người này có thể là mang nước uống cho những người khác nên hầu như sản lượng không tăng lên nữa và năng suất biên của anh ta bằng không. Ở những mức lao động cao hơn, tình trạng lãng công có thể xảy ra nên sản lượng có thể giảm sút. Năng suất biên có thể âm.