tailieunhanh - Tiểu luận: Lịch sử Việt Nam
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong giai đoạn cận đại, một trong những vấn đề quan trọng là việc nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự tồn tại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam nằm trong quy luật vận động của lịch sử. Nó tồn tại là tất yếu và sự thất bại của nó là do đặc điểm lịch sử, đặc điểm xã hội Việt Nam quy định | ”. Hơn thế nữa, con đường đấu tranh ôn hòa, tiêu biểu với phong trào Duy Tân và khuyến học như của Phan Châu Trinh chỉ có thể thắng lợi trong điều kiện Việt Nam còn chưa bị đô hộ, và con đường bạo động của Phan Bội Châu chưa đủ sức lay chuyển chính quyền thực dân Pháp Vậy nên có thể nhận xét về thời gian mà các cuộc đấu tranh tư sản ở Việt Nam diễn ra là: nền tảng của các phong trào thì quá yếu mà chủ nghĩa đế quốc thì đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh đến nổi đầu thế kỉ XX, không có một phong trào dân tộc chống đế quốc nào có thể thành công được. Mặt khác, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam có những bước tiến trong đấu tranh dân tộc bằng việc thành lập các chính đảng tư sản nhưng đó cũng chính là lúc khuynh hướng dân chủ tư sản đã dần trở nên lạc hậu khi so sánh nó với tư tưởng cộng sản chủ nghĩa đã thành công rực rỡ ở nước Nga năm 1917 và ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang phương Đông. Ở Việt Nam, nhờ có những tiền đề về mặt xã hội và những bước đi thích hợp, chủ nghĩa cộng sản ngày càng lấn át khuynh hướng tư sản trong những năm cuối thập niên hai mươi của thế kỉ XX. Nếu nhìn nhận về sự cạnh tranh của hai khuynh hướng này để giành lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc thì tư tưởng dân chủ tư sản rõ ràng thua kém. Từ năm 1930, nó chính thức phải nhường chỗ cho khuynh hướng đấu tranh cộng sản chủ nghĩa. Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái là một nhân tố dẫn đến sự chấm dứt của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
đang nạp các trang xem trước