tailieunhanh - Lãnh đạo trong môi trường đa văn hoá

Một số tổ chức chỉ có những người đến từ một nền văn hoá, nhưng không ít nơi thuê người từ nhiều nền văn hoá khác nhau. Sâu xa hơn, tác động của toàn cầu hoá khiến cho đối tác của nhiều công ty không chỉ là những tổ chức bên ngoài mà còn là chính các bộ phận trong tổ chức của mình. | Lãnh đạo trong môi trường đa văn hoá Một số tổ chức chỉ có những người đến từ một nền văn hoá, nhưng không ít nơi thuê người từ nhiều nền văn hoá khác nhau. Sâu xa hơn, tác động của toàn cầu hoá khiến cho đối tác của nhiều công ty không chỉ là những tổ chức bên ngoài mà còn là chính các bộ phận trong tổ chức của mình. Vì những lý do này, các nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21 cần phải thành thạo việc quản lý nguồn nhân lực đa văn hoá. Họ cần nhanh chóng nắm bắt đặc điểm của các nền văn hoá, bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành hành vi. Các nhà lãnh đạo cũng cần biết cách xây dựng văn hoá tích cực và phù hợp với hướng phát triển của tổ chức. Nếu không làm được điều này, họ sẽ không có được những đối tác và nhân viên tốt nhất, và cũng không thể nhờ đến những sức mạnh mà văn hoá mang lại. Văn hoá diễn ra ở các cấp độ khác nhau. Một mặt, các cá nhân bị tác động bởi nền tảng đạo đức, chủng tộc, tôn giáo và quốc gia. Mặt khác, họ bị ảnh hưởng bởi những tiêu chuẩn, lý tưởng, giá trị và kinh nghiệm. Ở một cấp độ nào đó, họ bị tác động bởi văn hoá của tổ chức. Văn hóa rất phức tạp và đa dạng. Tuy nhiên, lãnh đạo có thể định hình được văn hoá của khách hàng, đối tác hoặc nhân viên qua các điểm sau: Biểu tượng: Với một tổ chức, biểu tượng có thể là tôn chỉ, lôgô, trang phục. Với một cá nhân, biểu tượng là lòng trung thành, chủng tộc và nền tảng đạo đức. Trang phục, điệu bộ và tôn giáo là một vài dẫn chứng về biểu tượng của những người ở các nền văn hóa khác nhau. Hình mẫu: Các cá nhân hoặc các nhóm có những hình mẫu mà họ tôn thờ - những người tạo ra niềm tin và tinh thần cho họ. Những hình mẫu này có thể là những nhân vật huyền thoại hoặc có thể chính là cha mẹ, bạn bè, người hướng dẫn hoặc những người nổi tiếng trong nền văn hoá của họ. Ngôn ngữ: Người ta có xu hướng phát triển một thứ ngôn ngữ chung. Nhưng cần chú ý đến phương ngữ, biệt ngữ, hay tiếng lóng của những người đến từ những nền văn hoá khác nhau này. Phong tục và tập quán: Đây có thể là những nghi thức, những ngày kỷ niệm để ghi nhớ các dấu mốc quan trọng. Với một tổ chức hoặc một nhóm, đó có thể là các sự kiện như một bữa tiệc hàng năm, một buổi trao thưởng, ngày dành cho những người sáng lập hay những ngày tương tự như thế. Với một cá nhân, đó có thể là phong tục đến một nơi nào đó thuộc về tôn giáo, tham dự các lễ hội hoặc có thể là cách người dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Những giá trị cốt lõi: Giá trị là trọng tâm cho sự tồn tại của cá nhân và tổ chức. Chúng xác định cách làm mọi việc, xác định các hành vi được xem là tốt hay xấu. Các nhà lãnh đạo phải hiểu được giá trị của con người nếu họ muốn xây dựng lòng tin và dẫn dắt một cách thực sự hiệu quả. Để hiểu những điều này có thể chúng ta có thể không cần nhiều thời gian, nhưng để xây dựng văn hoá cho tổ chức thì phải mất một thời gian dài. Chúng có thể không nhận ra ngay tác động của văn hóa đến thái độ và hành vi của tổ chức hoặc cá nhân. Nhưng chính văn hoá tạo ra sự gắn kết thân ái giữa các thành viên trong tổ chức, và chính sự khác biệt văn hoá sẽ tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo quản lý con người tốt hơn. Nguyệt Ánh Theo Mindtools

TỪ KHÓA LIÊN QUAN