tailieunhanh - Thông tin về ô nhiễm môi trường - Phần 2

Tham khảo tài liệu thông tin về ô nhiễm môi trường - phần 2 , khoa học tự nhiên, công nghệ môi trường phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Được biết tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy xi măng đã diễn ra từ lâu, ngay khi nhà máy lâu nhất được xây dựng từ những năm 90. Nhưng nó đặc biệt nghiêm trọng khi hơn một năm nay có mấy nhà máy hoạt động thêm. Ông Phạm Văn Thuân - Huyện uỷ viên được phân công trực tiếp phụ trách lĩnh vực công nghiệp của huyện cho biết, cả 4 nhà máy xi măng (2 của nhà nước, 2 của tư nhân) đều sử dụng công nghệ xi măng lò đứng của TQ. Ông Nguyễn Tá Dước cũng khẳng định, cả 4 nhà máy đều không đảm bảo yêu cầu xử lí thiết bị bảo vệ môi trường. Ngay từ khi Tỉnh còn xem xét dự án đầu tư của mấy nhà máy này, huyện đã có yêu cầu lưu ý đến yếu tố môi trường nhưng những nhà đầu tư dường như chỉ làm cho dự án trên giấy hay ho mà “quên” biến nó thành hiện thực. Còn cấp lãnh đạo xem xét trên giấy phê duyệt và cũng bỏ qua việc giám sát thực thi của các đơn vị này! Công suất của nhà máy thấp nhất là 3 vạn tấn và lớn nhất là 8 vạn tấn nhưngđến nay cả 4 nhà máy đều chưa vận hành hết công suất này. Trong khi đó tạiCty Xi măng Phú Tân và Nhà máy Xi măng Thành Công II đều đang định xây dựngthêm lò nung mới so với dự án được duyệt. Thật lạnh ngưòi khi nghĩ đến điều gì sẽ còn đến với ngưòi dân nơi này nếu không có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng gây ô nhiễm như thế này. Trước mắt, Sở TN- MT đã kiến nghị không cho phép hai nhà máy trên được xây mới thêm lò nung và phải nhanh chóng hoàn thành việc lắp đặt xử lý bảo vệ môi trường trong năm nay. Ông Phạm Thế Đại lo lắng ở một góc độ rất thực tế. Tuy các nhà máy đều thừa nhận tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do sản xuất xi măng gây ra và chấp thuận yêu cầu phải nhanh chóng tu sửa nâng cấp hệ thống lọc bụi và lọc nước thải nhưng lại thiếu chế tài ràng buộc các nhà máy này. “Nếu họ không thực hiện, chúng tôi cũng chỉ biết báo cáo lên tỉnh mà thôi” - ông Đại nói. Theo quy định hiện hành, những cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm không được xây dựng sátkhu dân cư. Và Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Nghị định 64 về di dời các cơ sở gây ô nhiễm. ở thôn Trại Xanh, chưa đầy 1 km đã có 4 nhà máy xi măng đan cài răng lược với khu dân cư, trường học. Ông Phạm Văn Thuân nhận xét, người dân ở đây rất tốt, họ bức xúc thì chỉ làm đơn kiến nghị không hề làm gì quá khích. Thế nhưng sự bức xúc của ngưòi dân cũng cần được nhìn nhận và giải quyết thoả đáng. Chính quyền tỉnh Hải Dương thiết nghĩ không thể vì muốn phát triển công nghiệp, chuyển đổi kinh tế mà quên đi việc chăm lo đời sống cho người dân. Trước mắt, nênchăng cần sớm xem xét ngay giải pháp của huyện Kinh Môn: Trong khi các nhà máy chưa thực hiện được yêu cầu của Sở TN- MT về việc lắp đặt thiết bị xử lí khí và nước thải ra môi trường cần áp dụng chế độ vận hành luân phiên để hạn chế gây ô nhiễm! Về phía DN, khoản đầu tư cho môi trường vào lúc này sẽ là một gánh nặng về tài chính. Thế nhưng không thể vì thế mà chần chừ hơn nữa. Các DN cũng có nguyện vọng được có những hỗ trợ về mặt cơ chế và lãi suất vay vốn để đầu tư cho môi trường. Điều này cuối cùng cũng lại là thẩm quyền của UBND tỉnh. Và tỉnh Hải Dương đến lúc không thể bỏ qua cuộc sống của người dân đang ngoi ngóp trong ô nhiễm!

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN