tailieunhanh - Nghệ thuật ra quyết định
Ra những quyết định tốt, được mọi người ủng hộ và thực thi không phải là thứ nghệ thuật dành riêng cho những người có khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Ai cũng có thể học được và làm được. | Nghệ thuật ra quyết định Ra những quyết định tốt, được mọi người ủng hộ và thực thi không phải là thứ nghệ thuật dành riêng cho những người có khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Ai cũng có thể học được và làm được. Khi mới khởi nghiệp, bạn thường chỉ có một mình và phải tự quán xuyến mọi việc của doanh nghiệp. Khi đó, bạn sẽ chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình, cả về mặt chiến lược lẫn chiến thuật. Nhưng khi doanh nghiệp phát triển, để vận hành nó, bạn cần phải có sự hợp sức của nhiều người khác. Chính vì vậy mà việc ra những quyết định tốt là cả một nghệ thuật. Lãnh đạo phải biết khi nào phải độc đoán, khi nào phải đi tìm tiếng nói chung của mọi người trong tổ chức và khi nào nên ở giữa hai cực này. Để làm được điều trên, bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu cách ra quyết định của cá nhân mình. Thông thường, có 5 phong cách ra quyết định. 1. Thực hiện vai trò của một giám đốc Đây là cách ra quyết định độc đoán nhất. Người ra quyết định cho rằng anh ta hiểu biết hết một vấn đề và tin rằng mình hoàn toàn có khả năng ra mọi quyết định một mình. 2. Đi tìm thực tế Đây cũng là một cách ra quyết định độc đoán. Người lãnh đạo không chia sẻ vấn đề với người khác hay đi tìm lời khuyên từ người khác mà tự mình đi tìm những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định. 3. Điều tra Đây là cách ra quyết định ít độc đoán hơn. Người lãnh đạo tham khảo ý kiến của những người khác đẻ ra quyết định, nhưng anh ta cũng sẽ ra quyết định một mình. 4. Đi tìm thỏa hiệp Nhà lãnh đạo chia sẻ vấn đề với những người khác, cân nhắc kỹ những ý kiến đóng góp của họ và dựa trên đó để đưa ra quyết định cuối cùng. 5. Dựa vào tập thể Nhà lãnh đạo chỉ ra quyết định trên cơ sở đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người. Sau khi đã hiểu được phong cách ra quyết định của chính mình, nếu bạn muốn thay đổi cách ra quyết định chính của mình trong mỗi tình huống, bạn hãy tự hỏi và trả lời những câu hỏi sau: 1- Tôi đã thật sự hiểu biết rõ vấn đề cần giải quyết chưa? 2- Tôi đã có đủ những thông tin cần thiết để ra quyết định chưa? Nếu chưa, tôi có biết tìm những thông tin đó ở đâu không? 3- Để thực hiện quyết định, tôi cần sự hỗ trợ của người khác ở mức độ nào? Càng hiểu biết vấn đề và càng có nhiều thông tin, bạn càng có nhiều khả năng ra những quyết định độc đoán. Trong trường hợp ngược lại, bạn phải ra một quyết định có cân nhắc đền ý kiến của người khác. Khi có quá nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện quyết định thì bạn cũng "chẳng biết đường nào mà lần". Vì vậy, có một nguyên tắc quan trọng: Để các quyết định được mọi người tôn trọng và tuân theo, cần phải công khai quá trình ra quyết định. Khi làm cho mọi người hiểu được tính hợp lý trong việc ra quyết định của bạn, bạn sẽ xây dựng được lòng tin nơi họ. Tính minh bạch trong quá trình ra quyết định sẽ tạo ra sự hiểu biết, thông cảm của mọi người trong tổ chức và họ sẽ dễ dàng tuân theo quyết định ngay cả khi họ không hoàn toàn đồng tình với nó. Theo Tuổi trẻ/ Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần
đang nạp các trang xem trước