tailieunhanh - Khóa luận NCVHTQ của SV Khoa Ngữ văn, ĐHTH Hà Nội (1966-2000) - Nhìn từ góc độ tiếp nhận
Trong nền văn học thế giới, văn học Trung Quốc nổi lên như một nền văn học lớn, có lịch sử lâu dài và ngày càng phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học Trung Quốc phát triển với nhiều loại hình đa dạng và nội dung sâu sắc cùng với tên tuổi nhiều tác gia nổi tiếng thế giới. Việc tìm hiểu văn học Trung Quốc là hết sức cần thiết để hiểu thêm về nền văn học này cũng như xác định vị thế của nó | Phương pháp “đọc” và “hiểu” theo kiểu xã hội học chính trị là phương pháp phổ biến trong những năm 60 đến 80 của tình hình nghiên cứu văn học nước ta nói chung và của sinh viên khoa Ngữ văn - Đại học tổng hợp nói riêng. Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu này chiếm thứ hai sau lý luận văn học. Chức năng văn học trong giai đoạn này chủ yếu là phục vụ chính trị nên đã chi phối sâu sắc đến phương pháp tiếp cận của hầu hết khóa luận nhất là các khóa luận từ 1966 - 1986. Phương pháp này chỉ tỏ ra phù hợp trong hoàn cảnh xã hội bấy giờ. Sử dụng nó trong nghiên cứu khoa học dễ dẫn đến cách nhìn chính trị hóa văn học. Người tiếp nhận dễ đi đến những suy diễn, gán ghép thiếu chính xác, không đảm bảo tính khách quan. Tác phẩm văn học có một đời sống tự thân nó sau khi rời tác giả. Không phải trong tác phẩm văn học nào đời sống xã hội đề cập trong nó trùng với hoàn cảnh lịch sử xã hội đương thời. Vì thế, sử dụng phương pháp này vào tiếp cận tác phẩm sẽ khó tránh khỏi việc tách văn bản ra khỏi đời sống xã hội mà nó phản ánh.
đang nạp các trang xem trước