tailieunhanh - Bệnh của tôm nuôi và phương pháp phòng trị - Chương 3

CHƯƠNG III : THUỐC VÀ BIỆN PHÁP DUNG THUỐC CHO TÔM NUÔI " Bệnh của tôm nuôi và phương pháp phòng trị " đề cập đến các bệnh thường gặp ở tôm và biện pháp phòng trị bệnh chung cho tôm cũng như những giải pháp cụ thể | 30 Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị Chương 3 THUỐC VÀ BIỆN PHÁP DÙNG THUỐC CHO TÔM NUÔI 1. TÁC DỤNG CỦA THUỐC . Tác dụng cục bộ và tác dụng hấp thu Thuốc dùng ở tổ chức nào cơ quan nào thì dừng và phát huy tác dụng ở đó. Ca OCl 2 tác dụng khử trùng bên ngoài cơ thể tôm. Tác dụng cục bộ của thuốc không chỉ xảy ra ở bên ngoài cơ thể mà cả bên trong như một số thuốc vào ruột ở đoạn nào phát huy tác dụng ở đoạn ấy. Tác dụng hấp thu là thuốc sau khi vào cơ thể hấp thu đêh hệ thống tuần hoàn phát huy hiệu quả. . Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp Căn cứ vào cơ chế tác dụng của thuốc chia ra tác dụng trực tiêp và tác dụng gián tiêp. Tổ chức tế bào cơ quan nào đó của người cũng như sinh vật tiếp xúc với thuốc phát sinh ra phản ứng thì gọi là tác dụng trực tiếp của thuốc còn tác dụng gián tiếp là do tác dụng trực tiếp mà dẫn đến một số cơ quan khác phát sinh ra phản ứng. . Tác dụng lựa chọn của thuốc Tính mẫn cảm của các cơ quan trong cơ thể sinh vật với thuốc không giống nhau nên tác dụng trực tiếp của thuốc với các tổ chức cơ quan của cơ thể sinh vật cũng có khả năng lựa chọn. Do quá trình sinh hoá của tế bào tổ chức của các cơ quan không giống nhau tế bào tổ chức của cơ quan nào phân hoá càng cao quá trình sinh hoá càng phức tạp thì khả năng can thiệp của thuốc càng lớn nên tính mẫn cảm với thuốc càng cao như hệ thống thần kinh. Tuy mỗi tổ chức cơ quan có đặc trưng riêng nhưng trên một số khâu có sự giống nhau nên nhiều loại thuốc ngoài khả năng lựa chọn cao đối với các tế bào của cơ quan ra còn có thể tác dụng trực tiếp với một số tổ chức cơ quan khác. Nhất là lúc lượng thuốc tăng. Vì vậy tính lựa chọn của thuốc cũng mang tính tương đối. Hiện nay dùng một số hoá chất để tiêu diệt sinh vật gây bệnh có tính lựa chọn tương đối cao nên với nồng độ không độc hại với cơ thể tôm nhưng can thiệp được quá trình sinh hoá riêng của sinh vật gây bệnh nên phát huy hiệu quả trị liệu cao. Những sinh vật gây bệnh ký sinh trong cơ thể tôm có khả năng thích ứng .