tailieunhanh - Vì sao lại có sếp tồi?

Trong số hơn 1000 người tham gia cuộc khảo sát của trang web năm ngoái, có 48% nói rằng họ sẽ sa thải sếp nếu họ có thể, 29% cho rằng sếp của họ cần gặp một nhà tâm lý và 23% nói rằng họ sẽ gửi sếp đi đào tạo về quản lý, tất nhiên nếu họ là sếp của sếp. | Vì sao lại có sếp tồi? Trong số hơn 1000 người tham gia cuộc khảo sát của trang web năm ngoái, có 48% nói rằng họ sẽ sa thải sếp nếu họ có thể, 29% cho rằng sếp của họ cần gặp một nhà tâm lý và 23% nói rằng họ sẽ gửi sếp đi đào tạo về quản lý, tất nhiên nếu họ là sếp của sếp. Không nghi ngờ gì, những người này cảm thấy không hài lòng với sếp của họ. Cảm giác này chẳng hề hiếm chút nào ở các nơi làm việc, nhất là khi, ở đâu cũng có những vị sếp tồi. Vậy, hãy tìm hiểu vì sao lại có những vị sếp tồi này? Một số vị sếp tồi đồng thời là những con người tồi. Các mối quan hệ cá nhân của họ là một thảm hoạ, họ luôn không vui, không hài lòng, luôn cằn nhằn. Họ muốn thống trị và ức hiếp những người bên dưới. Nhưng hầu hết các vị sếp tồi không phải là người như vậy. Họ là những người tốt, nhưng lại làm một công việc tồi. Nhiều vị vô tình không nhận thức được rằng vì họ mà những người khác cảm thấy bị tổn thương, căng thẳng tột bực. Thậm chí, có sếp còn cho rằng họ là những minh chứng tốt cho việc lãnh đạo. Các lí do dẫn đến việc xuất hiện các vị sếp tồi này là: * Nhầm lẫn giữa thông tin và truyền đạt: Gửi tin nhắn qua mạng, thư điện tử, điện làm cho nơi làm việc có quá nhiều thông tin, nhưng không có sự truyền đạt. Nếu sếp thấy nhu cầu cần phải truyền thông tăng lên, họ nghĩ, họ gửi thêm nhiều bức thư điện tử trong mạng nội bộ, thế là đủ. Nhưng việc truyền đạt thông qua hệ thống điện tử đang trở thành rào cản lớn cho các cuộc trò chuyện và sự hiểu biết lẫn nhau. Các vị sếp tồi càng liên hệ với các hình thức trao đổi điện tử này nhiều hơn, mối liên hệ con người trong nhóm càng giảm đi. * Quản lý vi mô: Các vị sếp tồi thường là những người quản lý vi mô, sa vào chi tiết của mọi quyết định và mọi khía cạnh của công việc. Có thể bởi vì các vị sếp mong rằng họ sẽ nắm tất tần tật mọi việc. Nhưng, rốt cuộc họ hay tham gia vào nhiều hoạt động và làm mọi thứ rối tung lên. Họ có thể đưa ra những biện pháp sai trong lúc vẫn hy vọng sai lầm sẽ không xảy ra lần nữa. * Nghĩ rằng mình biết tuốt: Nhiều vị sếp không có vai trò gì khác ngoài vai trò một vị sếp tồi. Họ lúc nào cũng cho rằng mình biết tuốt và rất ghét khi ai đó chỉ ra những điều họ còn thiếu sót. Họ xem sự la hét là cách đưa họ tới vị trí hàng đầu. Họ nghĩ quản lý vi mô dẫn đến sự thăng tiến. Hoặc có thể họ cũng đang làm việc cho một vị sếp tồi và bắt chước những hành vi đó. * Thăng tiến cho tất cả nhân viên vì những lí do thiếu cân nhắc: Hầu hết các tổ chức nói về tầm quan trọng của việc lãnh đạo, đánh giá nhân viên, nhưng quyết định thăng tiến thường không dựa trên các biện pháp đánh giá tốt mà chỉ dựa trên những lí do như trình độ kỹ thuật vững chắc, khả năng hoà đồng. * Làm việc quá nhiều và đào tạo quá ít: Quá nhiều nhà quản lý không biết cách xử lý những áp lực hàng ngày. Họ cảm thấy họ cần phải thúc ép nhân viên nhiều hơn để có được nhiều kết quả hơn trong tổ chức. Các sếp trên của họ cũng làm như vậy. Cùng lúc, quá ít người được đào tạo các phương pháp quản lý để làm việc khôn ngoan hơn mà không cần chăm chỉ hơn, hoặc các kỹ năng lãnh đạo mọi người để hợp tác và hướng dẫn một cách hiệu quả. Nhiều vị sếp còn xem đào tạo là việc làm lãng phí hoặc thể hiện các mặt còn yếu kém. * Ghét phải nhận phản hồi, góp ý: Nhiều vị sếp tồi kêu ca là chẳng ai góp ý khi họ sai, nhưng thực tế thì họ lại chẳng có thiện ý với việc nhận góp ý từ những người dưới quyền. Thói thường, các vị sếp tồi thường tự đánh giá cách lãnh đạo của họ rất cao. Họ làm hỏng các kênh truyền thông, ít nhận được phản hồi, và cứ nghĩ là họ đang làm tốt.