tailieunhanh - Dấu hiệu của một vị sếp bất tài
Các sếp thì thường bận rộn, nhưng các sếp bất tài cũng hay tỏ ra bận rộn. Họ bận các việc "vĩ mô" và giao tất cả các việc "vi mô" cho nhân viên. Họ mang cả những rắc rối cá nhân vào công việc. Nghịch lý là, họ không bao giờ chấp nhận ý nghĩ họ là các sếp bất tài | Dấu hiệu của một vị sếp bất tài Các sếp thì thường bận rộn, nhưng các sếp bất tài cũng hay tỏ ra bận rộn. Họ bận các việc "vĩ mô" và giao tất cả các việc "vi mô" cho nhân viên. Họ mang cả những rắc rối cá nhân vào công việc. Nghịch lý là, họ không bao giờ chấp nhận ý nghĩ họ là các sếp bất tài. Thực tế, các vị sếp này thường: * Giao phó công việc hơn là cân bằng khối lượng công việc. Trong trường hợp thất bại, tội đâu là do nhân viên. Có thể là họ đang quản lý mọi người nhưng thực tế là họ đang tạo ra sự mất cân bằng trong nhóm. Nó có thể tạo ra khoảng thời gian quá tải không cần thiết cho một số người. Một nhà quản lý giỏi nhận thức được các kỹ năng của tất cả cấp dưới và giao công việc phù hợp trong khi vẫn cố gắng để mở rộng thêm các kỹ năng của mọi người. * Trả lời tất cả các câu hỏi bằng "có hoặc không" chứ không giải thích lí do. Đây là một ví dụ của một người không thể nghĩ xa hơn vài giờ trước mắt. Một nhà quản lý "có hoặc không" phát hiện ra rằng thật lãng phí thời gian tìm câu trả lời thực sự thông qua suy nghĩ. Chưa gì họ đã nghĩ về khủng hoảng tiếp theo. * Không tách cuộc sống cá nhân với công việc. Họ sẽ mang cả những rắc rối cá nhân vào công việc. Làm việc cho những vị sếp kiểu này quả là thảm hoạ. Họ không thể tách sự mất cân bằng cảm xúc của họ trong lúc cố gắng quản lý mọi người. Họ ít tập trung và sẽ không cho bạn sự chú ý cũng như định hướng cần thiết cho công việc. * Tầm nhìn hạn hẹp: Nếu sếp có tầm nhìn hạn hẹp, tổ chức có thể nói tạm biệt với sự cải cách và tiến bộ. Suy nghĩ tiến bộ là rất quan trọng với thành công của bất kỳ tổ chức nào. Nếu bạn không tìm cách ngừng hoặc giảm lượng khủng hoảng đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ vượt qua bạn. Các nhà lãnh đạo phải nghĩ vượt ra khỏi sự đóng khung và tạo ra thay đổi. Tạo cơ hội và đừng sợ hãi. * Tạo ra một môi trường mà sai lầm là không thể chấp nhận được. Chịu trách nhiệm cho các quyết định sai là một nỗi ám ảnh với họ. Họ không tin rằng, tạo ra lỗi và học từ sai lầm đó sẽ giúp mình trở thành một người tốt hơn. * Thích làm bẽ mặt nhân viên: Đây là một dấu hiệu rõ ràng của một nhà lãnh đạo tồi. Một vị sếp tốt sẽ xử lý cá vấn đề của riêng một nhân viên khỏi một nhóm tới một nơi riêng tư hơn. * Không đứng sau nhân viên khi họ thất bại. Đừng bao giờ bỏ rơi nhân viên của bạn. Luôn đứng sau họ. Nếu một nhân viên hết sức cố gắng trong một hoàn cảnh, nhưng vẫn thất bại, họ vẫn đáng được khen vì nỗ lực của họ, chứ không phải bị trừng phạt vì thất bại. * Khuyến khích các nhân viên chăm chỉ chứ không phải nhân viên thông minh. Không phải ai cũng có ấn tượng với các nhân viên chăm chỉ. Nhân viên chăm chỉ được định nghĩa bằng số lượng giờ làm việc. Nhân viên thông minh hiểu giá trị của việc quản lý thời gian và phân phối công việc. Các nhà lãnh đạo tồi để mất sự liên hệ này. Các nhân viên khôn ngoan là những người có phương pháp suy nghĩ và có thể thành công vì khả năng quản lý dự án và thời gian. Nhân viên khôn ngoan có thể làm việc gấp đôi, trong khoảng thời gian bằng với nhân viên chăm chỉ. Sẽ rất quan trọng khi phân công công việc theo những kỹ năng và phẩm chất cá nhân. Các sếp tồi sẽ thăng tiến cho những nhân viên làm nhiều giờ nhất và chẳng để mắt tới những người làm ít giờ hơn. * Hành động khác trước các sếp của họ. Đây là một dấu hiệu của việc thiếu tự tin. Họ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của chính mình và sẽ hành động giống như những đứa trẻ. Một người tự tin hành động giống với mọi người xung quanh. Nhớ rằng, tôn trọng các sếp trên, nhưng cũng phải biết tự trọng.
đang nạp các trang xem trước