tailieunhanh - KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng bao gồm phạm vi đất đai của Lâm trường Phương Ninh tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ (cũ).Nay thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang . | Ông Nguyễn Văn Đồng, giám đốc Sở NN & PTNT Hậu Giang, cho biết tỉnh có chủ trương cho đào ao khoảng 30ha, nhưng không phải đào trong rừng mà là trên đất mía; đồng thời phải thực hiện theo chức năng sản xuất nông - lâm - ngư kết hợp. Còn việc đào ao trên diện tích lớn và trong khu vực biệt lập như vậy có lập dự án và đánh giá tác động môi trường hay không thì ông Đồng nói chưa nhận được bất kỳ dự án nào về việc đào ao nuôi cá từ ban giám đốc khu bảo tồn. Mặc dù Chính phủ có quyết định và UBND tỉnh Hậu Giang kiên định với chủ trương biến Lung Ngọc Hoàng thành khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng ban giám đốc khu bảo tồn lại có ý định chuyển sang xây dựng thành khu bảo vệ cảnh quan rừng đặc dụng với lý do diện tích rừng còn ít, động vật quí hiếm không còn. Trong khi đó, một nguồn tin cho biết kiểm lâm phát hiện có ba loài động vật nằm trong Sách đỏ đang còn trú ngụ trong khu rừng này. Thầu “được lòng” cán bộ Suốt những năm gần đây, việc khai thác rừng trong khu bảo tồn dường như được hợp thức hóa. Hằng ngày tàu ghe vào rừng chở gỗ ra ngoài ầm ầm. Qua tìm hiểu của chúng tôi, một số người dân vào đây làm ăn “được lòng” với cán bộ đã trở thành thầu khai thác gỗ. Cách đây năm năm, thầu Tùng quay về khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng đóng một chiếc ghe 10 tấn để hợp đồng khai thác cây hầm than. Chỉ trong vòng vài năm, trên 70ha bạch đàn, tràm bông vàng, keo tai tượng được trồng từ hàng chục năm trước ở các tuyến bờ bao, kênh lô, kênh khoảng và kể cả khu vực bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồn cũng bị đốn hạ. Nhiều người dân trong khu bảo tồn thắc mắc không biết vì sao mà thầu Tùng được mua cây với giá rẻ không ngờ. Một cây khoảng 10 năm tuổi, khi khai thác bán lại cho dân cất nhà, thầu Tùng lấy đồng; trong khi đó giá mua thực tế chỉ có đồng. Mười năm trước, để trồng các cây này Nhà nước phải bỏ ra đồng/cây. Chính nhờ sự độc quyền khai thác đối với những loại cây khai thác trắng mà thầu Tùng phất lên như “diều gặp gió” với hàng chục lò hầm than, lượng gỗ khai thác trong khu bảo tồn được thầu Tùng vận chuyển ra thị trường các tỉnh. Thầu Dân lúc đầu vào khu bảo tồn ươm cây giống bán lại cho lâm trường, nhưng từ khi có chủ trương “tỉa thưa” rừng thì ông đứng ra làm thầu. Bãi tập kết tràm “tỉa thưa” của thầu Dân nằm ngay trong khu bảo tồn nghiêm ngặt, trải dài theo kênh Long Phụng, lúc nào cũng tất bật tàu ghe vào chuyên chở. Nói là “tỉa thưa”nhưng khi vào rừng thấy cây nào to, đẹp là đội quân khoảng 40 người của tay thầu này tỉa trước. Chính vì thế bãi tràm của thầu Dân không lúc nào vơi. Ông Ba Thành, một cựu chiến binh sống ở đây, nói chua xót: “Đây là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt, người lạ mặt rất khó vào, vậy mà toàn bộ diện tích cây trồng ven bờ bao đã bị đốn gần hết rồi. Họ nói là tỉa thưa nhưng chúng tôi thấy nhân công toàn hạ những cây tràm lớn, suông. Khai thác kiểu này chừng hai mùa nữa là rừng của khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng sẽ không còn tồn tại”.
đang nạp các trang xem trước