tailieunhanh - PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH

Phỏng vấn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tin hay phóng sự truyền hình. Tuy nhiên, để có được một phỏng vấn hấp dẫn, nhiều thông tin, thu hút khán giả là một điều không đơn giản. Vậy, kỹ năng phỏng vấn trong truyền hình là gì? 1. Tại sao lại cần phỏng vấn? Tin, phóng sự cần thông tin để chuyển tải thông điệp. Phóng sự là một trong những yếu tố không thể thiếu. Khán giả luôn tin vào những điều mà họ trực tiếp được nghe, được chứng kiến hơn là phóng viên. | PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH Phỏng vấn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tin hay phóng sự truyền hình. Tuy nhiên để có được một phỏng vấn hấp dẫn nhiều thông tin thu hút khán giả là một điều không đơn giản. Vậy kỹ năng phỏng vấn trong truyền hình là gì 1. Tại sao lại cần phỏng vấn Tin phóng sự cần thông tin để chuyển tải thông điệp. Phóng sự là một trong những yếu tố không thể thiếu. Khán giả luôn tin vào những điều mà họ trực tiếp được nghe được chứng kiến hơn là phóng viên cung cấp gián tiếp. Phỏng vấn có thể giải quyết được vấn đề này phỏng vấn làm cho phóng sự phong phú về thông tin cung cấp thông tin và thuyết phục khán giả. 2. Cách thức phỏng vấn Biên tập viên phải biết rõ mục đích của cuộc phỏng vấn Cần thông tin gì nhiều hay ít dài hay ngắn thông tin này để sử dụng vào phần nào của tin hay phóng sự. Nên chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn. Phải tìm hiểu trước về vấn đề cần phỏng vấn và vạch ra một số câu hỏi. Không nhất thiết phải ghi ra nhiều câu hỏi mà quan trọng là câu hỏi trọng tâm. Có thể trao đổi trước nội dung với người được phỏng vấn nhưng không nên đưa trước những câu hỏi cụ thể vì sẽ mang tính sắp đặt và không tự nhiên. Đến phỏng vấn đúng giờ thậm chí đến sớm để sắp đặt máy quay bối cảnh. Trước khi phỏng vấn nên tạo không khí cởi mở thân thiện với người được phỏng vấn. Trong khi camera đang chuẩn bị thì biên tập viên nên dành thời gian trao đổi với người được phỏng vấn về nội dung. Quan trọng nhất là biến cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc trò chuyện cởi mở và thoải mái. Biên tập viên ngồi thoải mái lịch sự và ngang hàng với người được phỏng vấn. Tránh ngồi cao quá thấp quá hay ngồi không thoải mái. Mấu chốt là luôn luôn nhìn vào mắt gười được phỏng vấn một cách thân thiện và chú ý. Tạo cảm giác người được phỏng vấn đang trò chuyện với công chúng chứ không phải với riêng biên tập viên. Lắng nghe tích cực và ngắt lời khi cần thiết. Thậm chí hỏi lại nếu vấn đề nêu ra chưa đầy đủ và thuyết phục. Không ép buộc hay gợi ý câu trả lời một cách thô thiển.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN