tailieunhanh - Nguyên nhân của lạm phát

Hiện tượng lạm phát là căn bệnh cố hữu của mọi nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng dương, để khắc phục hiện tượng này, trước hết ta phải phân tích được những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra nó. Bởi vì, lạm phát luôn luôn là kết quả của sự tác động tổng hợp của các yếu tố kinh tế khác nhau, và thường thì rất khó nhận ra đâu là nguyên nhân chủ yếu, nên việc chống lạm phát thường gặp nhiều khó khăn | Cả hai phương pháp này đều đang có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện nay. Nhất là trong điều kiện giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao nhưng tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định không tăng sản lượng, làm giá của hầu hết các yếu tố đầu vào đều tăng. Qua phân tích thành công của các nước trong lĩnh vực này, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói: “Giá dầu thế giới lên nhưng các quốc gia có nhu cầu năng lượng lớn hơn chúng ta nhiều mà họ không quá sốc. Trung Quốc lạm phát cũng chỉ 5,4%, Singapore chỉ 3%. Các quốc gia đó có thể “bình thản” vì năng lượng của họ không quá phụ thuộc vào dầu. Trong cơ cấu năng lượng đã có điện hạt nhân, thủy điện, gió, năng lượng mặt trời, khí Hiệu quả sử dụng năng lượng của họ rất cao.” Ông nói tiếp: “Chẳng hạn một chiếc ô tô tải của Nhật sử dụng 26 ngày/tháng, còn VN chỉ được 18 ngày. Chiếc xe đó Nhật dùng 22 giờ/ngày nhưng ở VN là 8 giờ. Xe của họ chạy hai chiều (cả đi và về đều chở hàng) nhưng xe của VN cơ bản là chạy một chiều. Bên cạnh trình độ sản xuất thì ý thức sử dụng năng lượng cũng được người dân một số nước đề cao.” Trong khi đó, ở Việt Nam thì: “Giá xăng dầu phi mã như vậy nhưng dường như ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ở người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước gần như không có”. Hiện nay, sự thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất ở nước ta còn cao, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, làm tăng tốc độ lạm phát. Trước mắt, chúng ta cần xây dựng một chiến lược cho toàn nền kinh tế, phát động toàn xã hội, cải cách sâu rộng, toàn diện trong việc sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng, nguyên-nhiên-vật liệu phục vụ sản xuất, nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, qua đó kiềm chế có hiệu quả lạm phát. Trình độ khoa học kĩ thuật ứng dụng vào sản xuất của ta nói chung còn hạn chế, trình độ quản lí sản xuất còn thấp kém, đây cũng là các yếu tố tác động đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Ta cần nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, học tập cách thức quản lí mang lại hiệu quả cao từ các nước tiên tiến như Hoa Kì và Nhật Bản để nâng cao hiệu quả sản xuất. Có thực hiện được một cách thành công hai giải pháp này cùng một lúc mới có thể tối ưu hoá nền sản xuất, khiến nền kinh tế ít chịu tác động của lạm phát hơn.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN