tailieunhanh - Đình làng - Gương mặt kiến trúc cổ Việt Nam

Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình. Như là một ngôi nhà công cộng của làng quê thời xưa, đình được dùng làm nơi thờ Thành Hoàng làng (vị thần bảo trợ của làng) và họp việc làng. Đó là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn, to, thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu đao cong. Để tìm hiểu rõ hơn, tài liệu. | ĐÌNH LÀNG - GƯƠNG MẶT KIẾN TRÚC CỔ VIỆT NAM Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình. Như là một ngôi nhà công cộng của làng quê thời xưa đình được dùng làm nơi thờ Thành Hoàng làng vị thần bảo trợ của làng và họp việc làng. Đó là một ngôi nhà to rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì kèo xà ngang xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài bốn góc có bốn đầu đao cong. Vào mỗi dịp lễ Tết đình trở thành trung tâm văn hóa của làng mà ở đó tất cả kho tàng văn hóa tích lũy từ đời này qua đời khác được thể hiện đầy đủ nhất. Đình Đồng Kỵ Bắc Ninh Về mặt tạo hình các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng đình làng là gương mặt của nền kiến trúc Việt cổ. Nó không chỉ là công trình oai nghiêm và đồ sộ nhất trong khung cảnh làng quê Việt Nam nghèo nàn thời quân chủ mà còn là nơi bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điểm của nền kiến trúc dân tộc bởi ít phải chịu ảnh hưởng của kiến trúc ngoại sinh. Đặc biệt qua một thời gian dài nghiên cứu chắt lọc người ta còn phát hiện từ đình làng một kho tàng những tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam mà sự khéo léo tài tình của những người thợ được thể hiện trên từng nét vẽ chạm khắc. Xét trên mặt bằng tổng thể trước đình làng luôn là ao đình tròn hoặc bán nguyệt tiếp đến là sân đình với nhiều hàng cây cổ thụ. Đây là hai yếu tố quan trọng trước tiên tạo nên diện mạo đình làng mà các kiến trúc gia nước ngoài thường gọi là nền kiến trúc họa cảnh . Tòa đình chính đại đình thường là một căn nhà lớn lợp ngói mũi kiểu bốn mái xòe rộng ra ôm lấy đất. Thế nhưng bốn tàu mái cao rộng đó không trở nên nặng nề nhờ bốn góc có bốn tầu đao cong vút như nâng các tàu mái bay bổng. Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam khác hẳn với kiểu tàu hộp hay giả tàu của nền kiến trúc Trung Hoa mà ta thường thấy trên hầu hết các mái nhà ở cố đô Huế. Đình làng Vị Thượng Phủ Lý - Hà Nam Trước đình thường có một hồ nước trồng sen hương .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
33    125    0    28-04-2024
1    114    1    28-04-2024
7    128    0    28-04-2024
2    110    0    28-04-2024
40    98    0    28-04-2024
11    101    0    28-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.