tailieunhanh - Giáo trình kỹ thuật đồ họa - Chương 5

Mục tiêu Học xong chương này sinh viên cần phải nắm bắt được các vấn đề sau: - Thế nào là đồ họa 3 chiều ? - Viết được chương trình vẽ một hình trong không gian 3 chiều • Kiến thức cơ bản Hình giải tích và hình học không gian : tích vô hướng của hai véc tơ. Ma trận cùng các phép toán • Tài liệu tham khảo Computer Graphics . Donald Hearn, M. Pauline Baker. Prentice-Hall, Inc., Englewood Cliffs, New Jersey , 1986 (chapters 9, 181-233) . | Chương 5 Đồ họa ba chiều Chương 5 ĐỒ HỌA BA CHIỀU . Tổng quan Mục tiêu Học xong chương này sinh viên cần phải nắm bắt được các vấn đề sau - Thế nào là đồ họa 3 chiều - Vi ết được chương trình vẽ một hình trong không gian 3 chiều Kiến thức cơ bản Hình giải tích và hình học không gian tích vô hướng của hai véc tơ. Ma trận cùng các phép toán Tài liệu tham khảo Computer Graphics . Donald Hearn M. Pauline Baker. Prentice-Hall Inc. Englewood Cliffs New Jersey 1986 chapters 9 181-233 Nội dung cốt lõi - Trình bày cách biểu diễn đối tương 3 chiều biểu diễn các đối tương cơ bản qua mô hỉnh khung nối kết. - Các phép biến đổi trong không gian 3 chiều. . Giới thiệu đồ họa 3 chiều Các đối tượng trong thế giới thực phần lớn là các đối tượng 3 chiều còn thiết bị hiển thị chỉ 2 chiều. Do vậy muốn có hình ảnh 3 chiều ta cần phải giả lập. Chiến lược cơ bản là chuyển đổi từng bước. Hình ảnh sẽ được hình thành từ từ ngày càng chi tiết hơn. Qui trình hiển thị ảnh 3 chiều như sau Biến đổi từ hệ tọa độ đối tượng sang hệ tọa độ thế giới thực Modelling transformation . Mỗi đối tượng được mô tả trong một hệ tọa độ riêng được gọi là Hệ tọa độ đối tượng. Có 2 cách mô hình hóa đối tượng - Solid modeling mô tả các vật thể kể cả bên trong . - Boudary representation chỉ quan tâm đến bề mặt đối tượng. Trang 88 Chương 5 Đồ họa ba chiều Các đối tượng có thể được biểu diễn bằng mô hình Wire-Frame. Nhận thấy rằng khi biểu diễn đối tượng ta có thể chọn gốc tọa độ và đơn vị đo lường sao cho việc biểu diễn là thuận lợi nhất. Thường thì người ta chuẩn hóa kích thước của đối tượng khi biểu diễn. Boudary representation cho phép xử lý nhanh còn silid modeling cho hình ảnh đầy đủ và xác thực hơn. Loại bỏ các đối tượng không nhìn thấy được Trivial Rejection . Loại bỏ các đối tượng hoàn toàn không thể nhìn thấy trong cảnh. Thao tác này giúp ta lược bỏ bớt các đối tượng không cần thiết do đó giảm chi phí xử lý. Chiếu sáng các đối tượng Illumination . Gán cho các đối tượng màu sắc dựa trên các đặc tính của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN