tailieunhanh - Tết với người Huế

Tết với người Huế. Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết. Trước tiên, là ở phần lễ nghi, cúng kiếng. Nếu ở ngoài Bắc, người ta coi lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nghi lễ khởi sự cho một cái Tết nên tổ chức rất trọng thị, thì ở Huế lễ cúng ông Táo có phần đơn giản hơn. . | Tết với người Huế. Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết. Trước tiên là ở phần lễ nghi cúng kiếng. Nếu ở ngoài Bắc người ta coi lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nghi lễ khởi sự cho một cái Tết nên tổ chức rất trọng thị thì ở Huế lễ cúng ông Táo có phần đơn giản hơn. Đối với nhiều gia đình người Huế ngày 23 tháng Chạp đơn thuần là chỉ là ngày thay cát lư hương quét dọn bàn thờ gia tiên và tiễn ba ông đầu rau bằng đất nung trên trang bếp ra chân ngôi miếu hay gốc cổ thụ nơi đầu xóm để thay bằng ông Táo mới. Cái không khí Tết thực sự cảm nhận được phải từ sau ngày 25 tháng Chạp khi các phường hội thợ thuyền làm lễ cúng tổ nghề cũng là lễ cúng tất niên dù một số nghề vẫn tiếp tục hoạt động cho tới tận phút giao thừa như thợ may hay thợ cắt tóc. Trước Tết người Huế có thói quen đi thăm các phần mộ tổ tiên. Sau khi quét dọn bàn thờ thay cát mới cho lư hương và đánh bóng những bộ tam sự ngũ sự trên bàn thờ gia tiên mọi người chuẩn bị hương hoa đi thăm viếng phần mộ những người thân đã quá vãng. Họ đến đó dọn dẹp vệ sinh chăm sóc những luống hoa bụi cỏ nơi phần mộ rồi thắp mấy nén nhang mời người quá cố về ăn Tết với gia đình. Với những người còn giữ những liên hệ ruột rà nơi quê quán thì lúc này chính là dịp họ trở về thăm bà con nơi quê cũ biếu người này hộp trà người kia quả mứt để đón Tết. Đành rằng người xứ quê có thể mua sắm thật dễ dàng những thứ ấy nơi chợ huyện chợ làng nhưng họ thật sự quý trọng những món quà này bởi đó là tấm lòng của những người ly hương nhưng không ly tổ. Và họ cũng hào hiệp đáp lễ người miệt phố bằng dăm ba ký nếp cân đậu hay nhành mai chúm chím nụ vàng lòng những mong cái Tết nơi phố phường sẽ thấm đẫm tình quê hương bản quán. Với các bà các chị Tết là dịp để họ trổ tài nữ công gia chánh. Ngày trước dường như người ta tự làm tất cả các món ăn mặn ngọt chay tịnh. mà không phải mua thứ gì.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN