tailieunhanh - Đền Vua Lê Đại Hành

Đền Vua Lê Đại Hành Đền Vua Lê Đại Hành: Cách đền vua Đinh Tiên Hoàng về phía Bắc 300m là đền thờ vua Lê Đại Hành, cũng xây dựng trên nền cung điện xưa của kinh đô Hoa Lư. Đền ở làng Trường Yên Hạ nên gọi là đền Hạ. Đền lấy núi Đèn làm án. Kiến trúc của đền cũng xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", có thêm Từ Vũ, không có ngưỡng cửa đá và những tảng đá cổ bồng tôn cao như đền vua Đinh Tiên Hoàng. . | Đền Vua Lê Đại Hành Đền Vua Lê Đại Hành Cách đền vua Đinh Tiên Hoàng về phía Bắc 300m là đền thờ vua Lê Đại Hành cũng xây dựng trên nền cung điện xưa của kinh đô Hoa Lư. Đền ở làng Trường Yên Hạ nên gọi là đền Hạ. Đền lấy núi Đèn làm án. Kiến trúc của đền cũng xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc có thêm Từ Vũ không có ngưỡng cửa đá và những tảng đá cổ bồng tôn cao như đền vua Đinh Tiên Hoàng. Đền vua Lê Đại Hành còn giữ nguyên được lối kiến trúc và điêu khắc ở thời kỳ Hậu Lê. Đền vua Lê Đại Hành có ba toà Bái Đường Thiêu Hương Chính Cung. Đền thấp hơn đền vua Đinh lại có nhiều bức đại tự sơn son thếp vàng nên tạo cảm giác tráng lệ mang tính chất huyền ảo hơn. Bái Đường đền Lê Đại Hành có nhiều mảng chạm khắc gỗ rất điêu luyện và tinh xảo. Qua Bái Đường là đến Thiêu Hương thờ tứ trụ triều Tiền - Lê. Nối với Thiêu Hương là Chính Cung gian giữa của Chính Cung trên bệ đá đặt tượng vua Lê Đại Hành. Gian bên trái tượng vua Lê Đại Hành là tượng Hoàng hậu Dương Vân Nga quay mặt về phía đền Đinh. Gian bên phải tượng Lê Đại Hành đặt trên bệ đá tượng Lê Long Đĩnh Lê Ngoạ Triều là con thứ năm của vua Lê Đại Hành và là đời vua thứ ba của nhà Tiền Lê. Điều đặc biệt của đền Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ thứ XVII đã đạt đến trình độ điêu luyện và tinh xảo. Nguồn saigontoserco Đền Vua Lê Đại Hành Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Cổng đền Vua Lê Đại Hành Đường chính đạo đền Vua Lê Đại Hành Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo. Đền cũng xây theo kiểu nội công ngoại quốc với ba toà Bái Đường Thiên Hương Chính Cung - thờ Lê Hoàn bên phải là Lê Long Đĩnh bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga hướng về đền vua Đinh. Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện tinh xảo. Tương truyền bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn trong lúc đi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN