tailieunhanh - Câu hỏi ôn tập Sinh: Bài 5. Prôtêin

Câu 1. Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng? Câu 2. Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng? Câu 3. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? | Bài 5 Prôtêin Câu 1. Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng Câu 2. Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng Câu 3. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau Câu 4. Nêu chức năng của prôtêin Câu 5. Nêu điểm khác nhau chính trong các bậc cấu trúc của prôtêin Câu 6. Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin Câu 7. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng Câu 8. Tơ nhện tơ tằm sừng trâu tóc thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu Trả Lời Câu 1. Hướng dẫn trả lời - Khi nhiệt độ môi trường quá cao có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng hiện tượng biến tính của prôtêin . Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 10OOC mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng do prôtêin của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt độ cao. Câu 2. Hướng dẫn trả lời - Trong môi trường nước của tế bào prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN