tailieunhanh - Vài kinh nghiệm đàm phán với quỹ đầu tư

Trong vài năm gần đây, việc mua bán cổ phần, sáp nhập giữa các công ty Việt Nam và doanh nghiệp hay các quỹ đầu tư nước ngoài đã trở nên khá quen thuộc. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hoàn toàn hài lòng với những đối tác mà mình đã chọn lựa. | Vài kinh nghiệm đàm phán với quỹ đầu tư Trong vài năm gần đây việc mua bán cổ phần sáp nhập giữa các công ty Việt Nam và doanh nghiệp hay các quỹ đầu tư nước ngoài đã trở nên khá quen thuộc. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hoàn toàn hài lòng với những đối tác mà mình đã chọn lựa. Xác định mục đích trước khi ký Khi đàm phán với đối tác nước ngoài việc soạn thảo hợp đồng ban đầu là vô cùng quan trọng. Bà nguyễn Thị Cúc Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ vừa bán cổ phần cho hai quỹ đầu tư nước ngoài là VinaCapital và Mekong Capital cho biết trước khi quyết định bán cổ phần cho đối tác nước ngoài có ba điều quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ ràng để làm cơ sở thảo các điều khoản trong hợp đồng. Đó là phải biết đối tác nước ngoài sẽ cam kết nắm cổ phần trong bao lâu sẽ mang đến lợi ích gì và sẽ can thiệp tới mức nào trong công ty. Các công ty trong nước khi mời đối tác nước ngoài đầu tư đều cần vốn để phát triển nhưng đừng quá chú trọng đến mục đích đó mà quên những lợi ích sau này của công ty bà Cúc nói. Ông Phan Quốc Công Tổng giám đốc Công ty ICP hiện đang tiếp nhận sự đầu tư của Mekong Capital chia sẻ một kinh nghiệm là khi quỹ đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào một doanh nghiệp Việt Nam họ tìm hiểu rất kỹ hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là ban điều hành và cơ cấu tổ chức. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam không nên giấu những điểm yếu cũng như trình bày không đúng về thực lực chỉ vì mục đích muốn mời họ vào bằng được. Những vấn đề quanh hợp đồng Bà Cúc cho biết trước khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài PNJ đã thuê một công ty luật tư vấn về luật pháp. Các quỹ đầu tư nước ngoài rất coi trọng vấn đề luật pháp cho nên mình cũng không nên lơ là chuyện này. Trong hợp đồng đối tác nước ngoài thường yêu cầu nếu có sự khác biệt nào trong hai bản hợp đồng tiếng Việt và tiếng Anh thì sẽ dựa vào bản tiếng Anh . Tuy nhiên nếu có thể doanh nghiệp nên đàm phán để có được điều khoản ngược lại là nếu có sự khác biệt nào