tailieunhanh - Âm nhạc - Văn hóa soi đường chúng ta đi

Âm nhạc - Văn hóa soi đường chúng ta đi Trong các Nghị quyết của Đảng về văn hóa đã khẳng định “Văn hóa là động lực phát triển kinh tế xã hội và khẳng định ra sức xây dựng nền văn hóa Việt Nam mang tính đậm đà bản sắc dân tộc." | Nền âm nhạc mới (tân nhạc) Việt Nam chủ yếu chỉ hiện diện và phát triển khoảng hơn 60 năm qua. Trong quá trình phát triển giao lưu với các nền văn hóa dân tộc khác. Ngày nay chúng ta đã lãnh hội hầu hết các nền văn hóa nói chung và âm nhạc nói riêng của thế giới, từ loại hình âm nhạc hàn lâm như opera đến hip hop đường phố. Đặc biệt miền Nam phát triển loại âm nhạc vọng cổ, ca nhạc tài tử, cải lương, tiêu biểu cho loại hình âm nhạc dân tộc. Trước 1945, chúng ta có một nền âm nhạc trong quá trình tiếp thu văn hóa phương Tây mà ngày nay trong kho tàng âm nhạc còn giữ lại mà chúng ta thường gọi nhạc tiền chiến, thời điểm này, chúng ta đón nhận âm nhạc và văn hóa phương Tây rất có chọn lọc mà vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Từ những nốt nhạc của phương Tây, những bậc thầy âm nhạc thời ấy đã chuyển quá thành những tác phẩm mà ngày nay thường lưu truyền cho là những tình khúc bất tử với hàng loạt tác giả điển hình như nhạc sĩ Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lê Thương, âm nhạc thời đó đã phản ánh một xã hội lúc bình yên, lúc bất ổn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, âm nhạc hướng về tình yêu con người. Đến thời kỳ toàn quốc chống Mỹ, âm nhạc với những sáng tác của các nhạc sĩ, nhiều ca khúc Tiếng hát át tiếng bom đã động viên toàn xã hội sản xuất và chiến đấu góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc. Ở miền Nam trong thời bị tạm chiếm, Hát cho đồng bào tôi nghe cũng là những âm hưởng của âm nhạc phản ánh một thời kỳ của đất nước.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN