tailieunhanh - Nhượng quyền Thương Mại và Chuyển Quyền sử dụng nhãn hiệu
Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “nhượng quyền thương mại” với “chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu” nên khi ký kết các hợp đồng giao dịch, nhất là khi đối tác là một bên nước ngoài, doanh nghiệp có thể phải chịu nhiều rủi ro khi mà nội dung giao kết không phù hợp với hình thức hợp đồng. | Nhượng quyền Thương Mại và Chuyển Quyền sử dụng nhãn hiệu Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm nhượng quyền thương mại với chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nên khi ký kết các hợp đồng giao dịch nhất là khi đối tác là một bên nước ngoài doanh nghiệp có thể phải chịu nhiều rủi ro khi mà nội dung giao kết không phù hợp với hình thức hợp đồng. Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu Licence tình huống PCWORLD thuộc tập đoàn IDG Theo quy định tại điều Luật Sở hữu Trí tuệ SHTT Việt Nam thì chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Chúng ta xem xét một thí dụ đông đảo người làm việc với máy vi tính ở Việt Nam rất quen thuộc với tạp chí Thế Giới Vi Tính -PCWORLD VN . Dòng PCWORLD có mặt trên khoảng 40 quốc gia trên thế giới từ Mỹ tới Nga Đức Indonesia Phippines Hongkong Việt Nam . Nhãn hiệu PCWORLD là tài sản vô hình do Tập đoàn Dữ Liệu Quốc Tế International Data Group - IDG sở hữu. Tại mỗi quốc gia IDG có thể cho phép một ấn phẩm nào đó về công nghệ thông tin CNTT được sử dụng nhãn hiệu PCWORLD với những chính sách rất khác nhau. Chẳng hạn PCWORLD ở Nga hàng năm sẽ trả cho IDG một số phần trăm nào đó từ tổng doanh thu thường là từ 8 trở xuống PCWORLD ở Đức thì trả cho IDG phần trăm thu nhập theo tỷ lệ đầu tư. PCWORLD Việt Nam thì theo TS. Nguyễn Trọng nguyên Tổng Biên tập PCWORLD Việt Nam 1992-2004 IDG hoàn toàn không ràng buộc bằng bất cứ quyền lợi gì. Đây là một trường hợp đặc biệt có thể xem đó là một hỗ trợ vô giá không hoàn lại mà Tập đoàn IDG đã giành cho CNTT Việt Nam nói chung và Tạp chí Thế Giới Vi Tính nói riêng. Nhìn chung các thỏa thuận thuộc loại chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu rất mềm dẻo. Hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau theo nguyên tắc bên giao chuyển quyền thường thu lại tỷ lệ nào đó theo doanh số hoặc theo lượng sản phẩm bán được. Cũng có trường hợp họ nhìn về lợi ích lâu dài hoặc do những lý do đặc biệt mà không thu lợi
đang nạp các trang xem trước