tailieunhanh - Đề tài “ Tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn”

Có lẽ chúng ta ai cũng ít nhiều biết đến cây vải, nó là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người tiêu dung trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng vải, ở Việt Nam cây vải được nhà nước cũng như người sản xuất rất quan tâm. Cây vải đã và đang được phát triển mạnh thành các vùng tập trung như: Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đông Triều, Tiên Yên (Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam, Sơn. | - Đến nay huyện đã có nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn. Giao nhãn hiệu sản phẩm cho một tổ chức cụ thể quản lí sử dụng để có hiệu quả, xây dựng, ban hành các quy định quản lí, sử dụng nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn. Bằng sự nỗ lực của cơ quan chủ trì, và sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan liên quan, ngày 25/6/2008, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00015 cho vải thiều Lục Ngạn. Khu vực địa lý bao gồm 20 xã và thị trấn thuộc huyện Lục Ngạn (thị trấn Chũ, các xã Đồng Cốc, Biên Sơn, Biển Động, Giáp Sơn, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Mỹ An, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phượng Sơn, Quý Sơn, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Thanh Hải, Trù Lựu ). Việc xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn có ý nghĩa rất lớn. nó khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, chỉ rõ tính chất và chất lượng đặc thù của quả vải thiểu trồng ở Lục Ngạn khác với các loại vải thiều trồng ở các địa phương khác. Mặt khác, đây cũng là cơ hội đẩy mạnh sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái miệt vườn. Chỉ dẫn địa lý là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài, góp phần làm tăng giá trị tích lũy và phát triển thương hiệu cho vải thiều Lục Ngạn.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN