tailieunhanh - Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Thủ tục hành chính của sở y tế, Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền | Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền Nơi tiếp nhận hồ sơ: Tên đơn vị: Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả tại Sở Y tế Địa chỉ: Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 7 (Sáng: từ 7h30 đến 11h00, Chiều: từ 14h đến 16h30) Trình tự thực hiện: 1. Đối với người dân, doanh nghiệp: Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ theo đúng hướng dẫn tại mục 7 biểu này. Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Y tế Bước 3: Nhận kết quả 2. Đối với cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bước 1: : Cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ . Trường hợp hồ sơ đã đày đủ, hợp lệ thị nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả Thời gian nhận hồ sơ: (thứ 2 đến sáng thứ 7 ) Sáng: từ 7h30 đến 11h Chiều: từ 14h đến 16h30 Bước 2: Chuyển cho Phòng Nghiệp vụ Y giải quyết Bước 3: Thành lập Hội đồng thẩm định bài thuốc gia truyền Bước 3: Hội đồng tư vấn Hành nghề YDCT tư nhân của Sở Y tế họp xét duyệt và trình Giám đốc Sở Y tế ký quyết định cấp giấy chúng nhận bài thuốc gia truyền. Bước 5: Trả kết quả Thời gian trả hồ sơ: (thứ 2 đến sáng thứ 7) Sáng: từ 7h30 đến 11h Chiều: từ 14h đến 16h30 Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Y tế Thành phần hồ sơ: 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư¬ơng. Đơn có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã, phường, thị trấn nơi người có bài thuốc cư trú (Bản chính) 2. Sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân (có xác nhận của UBND xã, ph¬ường, thị trấn nơi cư trú ) (Bản chính) 3. Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ: Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị; Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng); Cách gia giảm (nếu có); Cách bào chế; Dạng thuốc; Cách dùng, đường dùng; Liều dùng; Chỉ định và chống chỉ định (Bản chính) 4. Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc: Sổ theo dõi ng¬ười bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tớnh, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị); Danh sách ngư¬ời bệnh (tối thiểu từ 100 ng¬ười trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: Họ tên, tuổi, giới tớnh, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị). (Bản chính) 5. Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND xã/phường/thị trấn xác nhận) hoặc công chứng chứng thực (Bản chính) 6. Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên cấp (Bản chính) 7. Ảnh cỡ 4 x 6 cm (02 cái), chụp kiểu chứng minh thư nhân dâ (Bản chính) Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ Thời hạn giải quyết: 30 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Phí, lệ phí: Không Yêu cầu điều kiện: Không Căn cứ pháp lý: - Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân số 07/2003/PL-BTVQH11 ngày 25/02/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Nghị định 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều trong pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân - Thông Tư 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hành nghề Y, Y học Cổ truyền và Trang thiết bị Y tế tư nhân dược tư nhân - Quyết định số 39/2007/QĐ-BYT, ngày 12/11/2007 của Bộ Y tế Về việc ban hành Quy chế xét duyệt cấp "Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền".

TỪ KHÓA LIÊN QUAN