tailieunhanh - Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ độ tuổi tiểu học
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hoá, đời sống của nhân dân ta được cải thiện hơn, tình trạng thiếu ăn, nghèo đói đã giảm đi đáng kể, song nhiều thách thức mới về dinh dưỡng lại nảy sinh. Những mô hình mới về “dinh dưỡng và bệnh tật”, đan xen giữa “thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng”, hay “dinh dưỡng không hợp lý” đã xuất hiện. | Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ độ tuổi tiểu học Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hoá đời sống của nhân dân ta được cải thiện hơn tình trạng thiếu ăn nghèo đói đã giảm đi đáng kể song nhiều thách thức mới về dinh dưỡng lại nảy sinh. Những mô hình mới về dinh dưỡng và bệnh tật đan xen giữa thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng hay dinh dưỡng không hợp lý đã xuất hiện. Đòi hỏi phải có những giải pháp can thiệp toàn diện đồng bộ và khả thi trong đó giải pháp dinh dưỡng là một thành tố quan trọng. Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Trẻ béo phì và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính Ở nước ta thừa cân béo phì ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học khi vực đô thị. Theo kết quả khảo sát của đề tài cấp Bộ Y tế năm 2009 trên học sinh tiểu học ở 14 quận huyện của Hà Nội cũ đã cho thấy 10 7 các em bị thừa cân béo phì và 9 3 bị thiếu dinh dưỡng. Như vậy bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng thì một tỉ lệ trẻ thừa cân - béo phì chiếm đáng kể tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng ở nước ta. Để giải quyết gánh nặng béo phì ở trẻ em và hậu quả của nó cần một sự quan tâm thỏa đáng của gia đình và toàn xã hội. Bởi tình trạng béo phì có liên quan tới các rối loạn về chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như tim mạch tăng huyết áp đái tháo đường. Ở trẻ nhỏ cũng như khi trưởng thành. Để góp phần phòng chống tình trạng thừa cân béo phì cho trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí. Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ Do không nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nên bố mẹ thường mắc sai lầm trong việc xác định loại thực phẩm và số lượng từng loại thức ăn cho trẻ. Chẳng hạn như nhu cầu chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ dưới 3 tuổi vượt trội hơn hẳn so với trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Nếu các bậc phụ huynh không nắm được chỉ đóng khung theo một tiêu chuẩn chung thì đó chính là nguyên nhân gây tích mỡ thừa cân béo phì ở .
đang nạp các trang xem trước