tailieunhanh - Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 17
Nhờ tinh thần phản động lại Phật mà Nho học phát triển liên tiếp suốt bảy thế kỷ, từ đầu Tống cho tới cuối Minh. Nói là Nho chứ sự thực là Nho pha Lão và Phật; mới đầu Lý học chịu ảnh hưởng rất đậm cũng Lão, rồi sau cùng Tâm học chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật. | Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa TỪ TỐNG TỚI THANH - Phần 3 THANH - ĐẠO HỌC SUY TÀN NHO VẪN GIỮ ĐỊA VỊ CŨ NHƯNG THIÊN VỀ THỰC DỤNG KHẢO CỨU RỒI CANH TÂN CHO HỢP THỜI Nhờ tinh thần phản động lại Phật mà Nho học phát triển liên tiếp suốt bảy thế kỷ từ đầu Tống cho tới cuối Minh. Nói là Nho chứ sự thực là Nho pha Lão và Phật mới đầu Lý học chịu ảnh hưởng rất đậm cũng Lão rồi sau cùng Tâm học chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật. Nhờ sự dung hoà ba đạo đó mà Đạo học đạt được một mức cao siêu nhưng cũng vì cao siêu mà chỉ hạng học giả mới theo nổi còn triều đình trọng khoa cử vẫn dùng lối học từ chương người ta không học thuộc chú thích của Hán Nho mà lại học thuộc chú thích của Chu Hi thành thử bọn quan lại tuyển bằng khoa cử vẫn hủ bại mà nước cũng vẫn suy. Tống và Minh Nho muốn tìm cái ý nghĩa tinh vi về đạo lý họ đã thành công nhưng trong sáu bảy thế kỷ chỉ bàn đi bàn lại hoài về thái cực thái hư đạo lý tính tình tâm dục thì sự phát minh dù sâu sắc tới mấy cũng không thể gọi là phong phú được. Trong khi đó dân tộc mỗi ngày mỗi yếu bị các rợ uy hiếp hết rợ Liêu rợ Kim rợ Nguyên rồi đến rợ Mãn Châu. Và cuối Minh họ mất chủ quyền luôn non ba thế kỷ 1616-1911 . Chúng tôi không bảo rằng các ông họ Thiệu họ Trương họ Trình họ Chu họ Lục họ Vương riêng chịu trách nhiệm về sự suy vi của dân tộc Trung Hoa. Chúng tôi chỉ đưa ra những sự kiện đó để độc giả hiểu nguyên do sự phản lại Đạo học ở đầu đời Thanh. Dân tộc Trung Hoa trong đời Thanh cực khổ trăm chiều. Mới đầu họ bị người Mãn ức hiếp phải cạo tóc gióc bím ăn mặc theo Mãn cuối đời Thanh họ lại bị người Âu coi như một con thịt tha hồ cắt xén chia xẻ cướp hết tô giới này tới tô giới khác hết tài nguyên này tới tài nguyên khác. Nên các triết gia của họ không thể tĩnh toạ mà suy luận về tâm tính thái cực thái hư được nữa. Người ta buộc phải nghĩ đến thực tế. Do đó triết học đời Thanh có những sự biến chuyển lớn. Đời Thanh sơ người ta còn lưu luyến một chút với Đạo học đời Tống Minh - đại biểu là Hoàng Tôn
đang nạp các trang xem trước