tailieunhanh - Giáo trinh lý thuyết mạch - Chương 1
Nội dung chương 1 trình bày về các khái niệm và nguyên lý cơ bản của lý thuyết mạch do ThS. Vũ Chiến Thức biên soạn. Chương này đề cập đến các khái niệm, các thông số và các nguyên lý cơ bản nhất của lý thuyết mạch truyền thống. Đồng thời, đưa ra cách nhìn tổng quan những vấn đề mà môn học này quan tâm cùng với các phương pháp và các loại công cụ cần thiết để tiếp cận và giải quyết các vấn đề đó | Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT MẠCH ThS. Vũ Chiến Thắng Bài giảng: Lý thuyết mạch Giới thiệu Chương này đề cập đến các khái niệm, các thông số và các nguyên lý cơ bản nhất của lý thuyết mạch truyền thống. Đồng thời, đưa ra cách nhìn tổng quan những vấn đề mà môn học này quan tâm cùng với các phương pháp và các loại công cụ cần thiết để tiếp cận và giải quyết các vấn đề đó. . Khái niệm tín hiệu Tín hiệu là dạng biểu hiện vật lý của thông tin. Thí dụ, một trong những biểu hiện vật lý của các tín hiệu tiếng nói (speech), âm nhạc (music), hoặc hình ảnh (image) có thể là điện áp và dòng điện trong các mạch điện. Về mặt toán học, tín hiệu được biểu diễn chính xác hoặc gần đúng bởi hàm của các biến độc lập. Tín hiệu liên tục Tín hiệu rời rạc . Các thông số tác động và thụ động của mạch(1) Điện trở Điện cảm Điện dung Hỗ cảm . Các thông số tác động và thụ động của mạch(2) Nguồn độc lập . Các thông số tác động và thụ động của mạch(3) Nguồn phụ thuộc . Biểu diễn mạch trong miền tần số Nguồn dao động điều hòa Trở kháng và dẫn nạp . Các yếu tố hình học của mạch điện Nhánh: là phần mạch gồm các phần tử mắc nối tiếp trong đó có cùng một dòng điện chảy từ một đầu tới đầu còn lại của nhánh Nút: là giao điểm của các nhánh mạch. Cây: là phần mạch bao gồm một số nhánh đi qua toàn bộ các nút, nhưng không tạo thành vòng kín. Xét một cây cụ thể, nhánh thuộc cây đang xét gọi là nhánh cây và nhánh không thuộc cây gọi là nhánh bù cây. Vòng: bao gồm các nhánh và các nút tạo thành một vòng khép kín. Vòng cơ bản (ứng với một cây) là vòng chỉ chứa một nhánh bù cây. . Tính chất tuyến tính, bất biến và nhân quả của mạch điện Tính tuyến tính: Một phần tử được gọi là tuyến tính khi các thông số của nó không phụ thuộc vào điện áp và dòng điện chạy qua nó, nếu không thoả mãn điều này thì phần tử đó thuộc loại không tuyến tính. Tính bất biến: Một mạch được gọi là bất biến nếu các thông số của mạch không phụ thuộc thời gian, khi một trong các thông số của nó chịu ảnh hưởng của thời gian thì mạch đó là mạch không bất biến (mạch thông số) Tính nhân quả: Mạch điện (với giả thiết không có năng lượng ban đầu) được gọi là có tính nhân quả nếu đáp ứng ra của mạch không thể có trước khi có tác động ở đầu vào . Khái niệm về tính tương hỗ của mạch điện Khái niệm:Phần tử tương hỗ là phần tử có tính chất dẫn điện hai chiều, thoả mãn điều kiện: . Mạch điện tương hỗ là mạch điện bao gồm các phần tử tương hỗ Các phần tử và mạch tuyến tính có tính chất tương hỗ (như các phần tử thụ động dẫn điện hai chiều R, L, C .) đã làm cho việc phân tích mạch trong các phần đã đề cập trở nên thuận lợi. Đối với các phần tử và mạch không tương hỗ (như đèn điện tử, tranzito, điốt.) thì việc phân tích khá phức tạp, khi đó cần phải có thêm các thông số mới.
đang nạp các trang xem trước