tailieunhanh - Mối quan hệ bất động sản và kinh tế vĩ mô

Theo các tác giả Franklin Allen & Douglas Gale (“Bubbles and Crisis,” The Economic Journal, Vol. 110(460), pp. 236-255., 2000), hai trạng thái bong bong có thể liên quan trực tiếp tới thị trường bất động sản do tác động của tín dụng như sau. Thứ nhất, dịch chuyển rủi ro. Đây là khái niệm xuất hiện khoảng giữa những năm 1970, theo đó nhà đầu tư vay tiền để đầu tư vào các tài sản chưa tồn tại. Khi này dịch chuyển rủi ro khiến cho việc định giá vượt trội lên so với giá trị cơ bản của. | 1 Ấ 1 TV 1 Ẩ À - TV -7 A 1 1 1 Ả TV Môi quan hệ bât động sản và kinh tê vĩ mô Theo các tác giả Franklin Allen Douglas Gale Bubbles and Crisis The Economic Journal Vol. 110 460 pp. 236-255. 2000 hai trạng thái bong bong có thể liên quan trực tiếp tới thị trường bất động sản do tác động của tín dụng như sau. Thứ nhât dịch chuyển rủi ro. Đây là khái niệm xuất hiện khoảng giữa những năm 1970 theo đó nhà đầu tư vay tiền để đầu tư vào các tài sản chưa tồn tại. Khi này dịch chuyển rủi ro khiến cho việc định giá vượt trội lên so với giá trị cơ bản của tài sản sinh ra bong bong. Thường bong bong này làm cho khủng hoảng nếu xảy ra sau đó thì sẽ trầm trọng hơn. Thứ hai sự tăng trưởng đột ngột tín dụng gây ra bong bóng. Tăng trưởng nhanh nguồn tín dụng giống như tín hiệu động viên người ta quẳng tiền vào các vụ đầu tư rủi ro ở hiện tại tác động lên giá tài sản. Những quá trình có nhiều thay đổi quan trọng ở tầm cỡ chính sách vĩ mô theo Allen và Gale cũng thường gây những tác động rất khó dự báo lên hành vi các trung gian tài chính quá trình tái tạo tiền và độ ổn định chung toàn hệ thống tài chính. Môi quan hệ bât động sản và kinh tê vĩ mô Trong công trình công bố năm 2000 tác giả Karl E. Case Real Estate and the Macroeconomy Brooking Papers on Economic Activity Vol. 20 2 pp. 119-162 nghiên cứu vai trò của hai nhóm bất động sản dân sinh và thương mại trong chu kỳ vận động kinh tế của Hoa Kỳ. Nội dung nghiên cứu tập trung vào 1 vai trò của lĩnh vực bất động sản trong mở rộng tổng cầu của nền kinh tế 2 các rủi ro của khu vực tài chính đối với việc chấp nhận tài sản thế chấp là bất động sản và 3 các hệ quả của lạm phát bất động sản với nền kinh tế. Thị trường nhà ở tại Hoa Kỳ có qui mô rất lớn tăng giá nhanh chóng và mang lại thu nhập vốn đáng kể cho chủ sở hữu. Tuy vậy lạm phát nhà ở chỉ đóng góp một tỷ lệ khiêm tốn trong tăng trưởng tiêu dùng của giai đoạn 1995-2000. Thêm nữa mức tăng giá nhà ở trong những năm cuối thập kỷ 1990 dường như chịu sự điều khiển của các nhân tố cơ bản

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN