tailieunhanh - THU HÚT TINH HOA KHO TRUYỆN CỦA CÁC DÂN TỘC ANH EM – Phần 1

Ngoài hai nguồn quan trọng nói trên, kho tàng truyện cổ tích Việtnam còn thu hút rất nhiều những "truyện hay tích đẹp" của các dân tộc gần xa, mà trước hết là của các dân tộc anh em trong cộng đồng quốc gia chung. Không được phép quên rằng bên cạnh kho tàng truyện cổ tích của dân tộc chủ thể, còn có rất nhiều kho tàng truyện cổ tích và văn học dân gian của trên 50 dân tộc sống rải rác trên nhiều vùng miền của đất nước. Có thể nói, mỗi kho truyện của một. | THU HÚT TINH HOA KHO TRUYỆN CỦA CÁC DÂN TỘC ANH EM - Phần 1 Ngoài hai nguồn quan trọng nói trên kho tàng truyện cổ tích Việt-nam còn thu hút rất nhiều những truyện hay tích đẹp của các dân tộc gần xa mà trước hết là của các dân tộc anh em trong cộng đồng quốc gia chung. Không được phép quên rằng bên cạnh kho tàng truyện cổ tích của dân tộc chủ thể còn có rất nhiều kho tàng truyện cổ tích và văn học dân gian của trên 50 dân tộc sống rải rác trên nhiều vùng miền của đất nước. Có thể nói mỗi kho truyện của một dân tộc lại là một thế giới riêng với ngôn ngữ riêng cách tạo hình riêng. Về mặt dân tộc học như ta biết ở Việt-nam có những dân tộc vốn có nguồn gốc bản địa nhân khẩu đông mật độ dày cư trú tại một địa bàn nhất định từ lâu đời nhưng cũng có những tộc người thậm chí những nhóm người nhân khẩu ít mật độ thưa đã từng theo làn sóng di cư hoặc từ ngoài vào hoặc từ một nơi nào đó trong nước chuyển đến một nơi mới thế rồi do cuộc sống đưa đẩy mà phân tán thành nhiều vùng mang nhiều tên gọi khác nhau. Trong quá trình lịch sử hàng trăm hàng nghìn năm tất yếu diễn ra những sự xô đẩy nhau hòa hợp nhau thậm chí pha trộn nhau nhưng nói chung ai nấy đều lần lượt gắn mình vào cộng đồng quốc gia chung dưới một thể chế nhà nước thống nhất do dân tộc chủ thể điều khiển. Dù sao mỗi dân tộc vẫn bảo vệ sắc thái riêng của mình nên cũng trong quá trình chung sống lâu dài ấy kho tàng truyện cổ của từng dân tộc vẫn được bảo lưu tích lũy và đó là vốn liếng tinh thần quý giá luôn luôn ánh xạ lẫn nhau trong mối quan hệ hội nhhập và giao lưu văn hóa diễn ra ngấm ngầm nhưng liên tục sâu sắc trên suốt chiều dài lịch sử của các cộng đồng trong quốc gia. Các dân tộc sẽ không ngừng cung cấp cho nhau một cách tự phát những sơ đồ mẫu đề mô-típ trong việc hoán cải cũng như sáng tác truyện cổ. Kết quả là hàng loạt những dị bản xung quanh từng loại cốt truyện đã được hình thành như các chuỗi sợi đan dệt kho truyện cổ tích của người Việt với kho truyện cổ tích của các dân tộc anh em thành một mạng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN