tailieunhanh - Môn bạc hà - cây rau để nấu canh

Môn bạc hà (Alocasia odora) - lá hình lọng (cuống gắn bên trong lá) Đây là một cây rau có tên gọi đã gây nhiều nhầm lẫn: cây được gọi là Bạc hà để nấu canh (miền Nam), nhưng lại là Dọc mùng (miền Bắc) hay Lùng (miền Trung), còn được gọi là Mùng thơm, tên khoa học Alocasia odora - , thuộc họ Ráy Araceae. Đặc tính thực vật Cây thân thảo, đa niên nhờ có rễ củ và ngó (căn hành) ngầm dưới đất. Ngó nhảy ra cây con. Lá khá lớn, cuống dài 0,5 - 1 mét, phiến. | Môn bạc hà - cây rau để nấu canh Môn bạc hà Alocasia odora - lá hình lọng cuống gắn bên trong lá Đây là một cây rau có tên gọi đã gây nhiều nhầm lẫn cây được gọi là Bạc hà để nấu canh miền Nam nhưng lại là Dọc mùng miền Bắc hay Lùng miền Trung còn được gọi là Mùng thơm tên khoa học Alocasia odora - thuộc họ Ráy Araceae. Đặc tính thực vật Cây thân thảo đa niên nhờ có rễ củ và ngó căn hành ngầm dưới đất. Ngó nhảy ra cây con. Lá khá lớn cuống dài 0 5 - 1 mét phiến lá có lông mịn trông mốc mốc cuống lá màu lục nhạt khá mập có rãnh ôm thân dài bằng 1 2 cọng gắn vào giữa lá cách mép 1 3 lá chứ không phải gắn ở mép lá lá hình lọng . Hoa có mo có thể đơn phái hay lưỡng phái nhưng ít khi trổ hoa. Cây mọc hoang hay trồng hầu như khắp nơi tại nước ta để lấy cuống lá nấu canh. Thành phần dinh dưỡng và hóa học Cọảng lá Môn bạc hà Dọc mùng 100 gram phần ăn được chứa 95 g nước 0 25 g protein 3 8 g carbohydrat bột đường 0 5 g chất xơ 25 mg phosphor 300 mg kali 48 mg caci 16 mg magnesium 0 03 mg đồng 0 4 mg sắt 0 012 mg sinh tố B1 0 03 mg B2 0 02 mg PP và 3 mg sinh tố C và chỉ cho 14 kcalo. Nói chung Dọc mùng rất nghèo dưỡng chất và năng lượng nhưng ăn rất ngon và giúp đỡ ngán thịt cá trong canh ăn nhiều làm chất độn giúp giảm cân. Rễ dùng làm thuốc cũng chứa nhiều dưỡng chất như Môn ngọt Môn nước . Toàn cây còn chứa - Chất đường hữu cơ như fructose glucose amylose sucrose. - Acid hữu cơ như citric oxalic malic succinic - Hợp chất phức tạp loại beta-lectin triglochin và isotriglochin alocasin. Các nghiên cứu khoa học về Môn bạc hà đa số các nghiên cứu khoa học chú trọng đến cây Ráy Alocasia macrorrhiza - tuy nhiên cả hai cây đều có rễ củ có thành phần hóa học rất tương tự như calci oxalat alocasin sapotoxin. Cũng may là bà con ta không ai ăn hai loại củ này chỉ dùng làm thuốc sau khi đã chế biến . Ngộ độc do calci oxalat Nghiên cứu tại BV cựu chiến binh Taichung Taiwan xem xét các trường hợp ngộ độc do ăn hay chạm vào lá hay cọng cây Ráy từ 1985 đến 1993 ghi nhận được 27 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.