tailieunhanh - Phóng sự truyền hình - Phần 1

"Phóng sự truyền hình - Phần 1" để nắm bắt các kiến thức về: sơ lược sự hình thành và phát triển của phóng sự; khái niệm và đặc trưng của phóng sự truyền hình. Hy vọng tài liệu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn. | PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH Phần 1 1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của phóng sự. Thuật ngữ Phóng sự từ tiếng La tinh là reportage tiếng Anh là reportage tiếng Nga là penoptaHC - có nghĩa là truyền đạt báo tin thông báo. Ban đầu phóng sự được người Anh sử dụng để mô tả những trận lụt đám cháy những kỳ họp Quốc hội. Sau đó trên báo chí Pháp xuất hiện thể loại phóng sự với tư cách là bài viết về quá trình điều tra của phóng viên về một con người sự việc chứa nhiều bí ẩn đối với người đọc như cảnh sống trong tù hay cuộc đời lang bạt của những tay giang hồ hảo hán. Lúc đó phóng sự có tính chất hoàn toàn giống như tin hay ghi chép mô tả đơn giản những cuộc bàn cãi ở các cuộc họp toà án những sự việc có tính chất bí mật. Dần dần phóng sự ngày càng hoàn thiện hơn. Phóng sự không chỉ dừng lại ở những sự việc nhỏ mà đã đề cập đến những sự kiện những biến cố chấn động toàn cầu như thiên phóng sự Mười ngày rung chuyển thế giới của nhà báo nhà văn Mỹ John Reed viết về Cách mạng Tháng Mười Nga hoặc thiên phóng sự của nhà báo nhà cách mạng Tiệp khắc nổi tiếng Julius Fucik Viết dưới giá treo cổ những cuộc hành trình táo bạo của nhà báo Richard Halliburton Qua dãy núi Alper các phóng sự chiến tranh của các tác giả Xô Viết I. Erenbourg B. Polevoi K. Simonov phóng sự viết về sự kiện phóng con tàu vũ trụ đầu tiên . Phóng sự cũng không dừng lại ở dạng đưa tin mà nó dần dần kết hợp giữa thông tin sự kiện với thông tin lý lẽ và được sử dụng bởi một bút pháp đầy tính nghệ thuật. Theo ý kiến nhà nghiên cứu Karel Storkan Cộng hoà Séc thì phóng sự xuất hiện định hình và phát triển gắn liền với sự tham gia của các nhà văn vào lĩnh vực báo chí. Trong số những tác giả phóng sự xuất hiện trên tờ báo Tin văn học của Pháp người ta thấy có tên tuổi của Jean Cocteau Giăng Coóc-tô Georges Girard Gioóc-giơ Ghi-rát Andre Maurois An-đrê Mo-roa . Trong diễn văn đọc ở hội nghị bảo vệ văn hóa tại Pa-ri năm 1935 E-khít đã nhận xét Trước kia người ta coi thường người phóng viên đối xử với người

TỪ KHÓA LIÊN QUAN