tailieunhanh - Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Thế giới ngày nay đang nhanh chóng đổi mới. Chủ nghĩa xã hội phải phấn đấu để chứng minh tính ưu việt của mình về mọi mặt so với chủ nghĩa tư với các nước xã hội chủ nghĩa đổi mới là con đường để vươn lên đáp ứng yêu cầu thời đại, đáp ứng với nhu cầu chính đáng và ngày càng cao của nhân dân. | Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục xu thế gia tăng và sự hiện diện mạnh mẽ của các khoản đầu tư tài chính gián tiếp là điểm khác biệt nổi trội giữa các giai đoạn 2007-2008 và 1997-1998, 1991-1992. Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, qui mô FDI vào Việt Nam ở quanh mức 2 tỉ USD/năm, thấp hơn lượng vốn đăng ký FDI của những năm 1999-2003, sau khủng hoảng tài chính châu Á. Khủng hoảng khu vực năm 1997 ngay lập tức tấn công vào hệ thống tín dụng-ngân hàng và tạo thành làn sóng rút vốn đầu tư ra khỏi châu Á. Những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực cũng tức thì lâm vào trạng thái thiếu tiền mặt. Một vài nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn xuất hiện và đã vận hành khá tốt tại Việt Nam. Tuy nhiên, những rào cản hạn chế khả năng chuyển đổi từ tiền đồng sang ngoại tệ và cơ chế hành chính cồng kềnh tại Việt Nam đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các nền kinh tế Thái Lan và Hàn Quốc. Số lượng dự án đăng ký mới giảm sút từ 349 năm 1997 xuống còn 285 và 327 trong các năm 1998 và 1999. Nhưng quy mô vốn đầu tư mới thực sự là yếu tố suy giảm mạnh. Năm 1997 có 5,6 tỉ USD FDI đăng ký vào Việt Nam. Con số này chỉ còn 5 tỉ USD trong năm 1998. Và trong hai năm tiếp theo, lượng vốn đăng ký chỉ còn khoảng 50% của năm 1997. Số vốn thực hiện trong ba năm liên tiếp từ 1998 - 2000 dừng ở mức trên 2,3 tỉ USD mỗi năm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN