tailieunhanh - Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-8

Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 Tài sản thuộc sở hữu chung theo phần được quản lý theo nguyên tắc nhất trí (BLDS 2005 Điều 221). Đặc biệt, việc định đoạt tài sản chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung. Quy tắc này đáng chú ý trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do ly hôn: ta biết rằng trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản chung trong khá nhiều trường hợp; nay, do ly hôn, vợ (chồng), với tư cách. | Giáo trình Luật hôn nhân gia đình- Tập 2 Tài sản thuộc sở hữu chung theo phần được quản lý theo nguyên tắc nhất trí BLDS 2005 Điều 221 . Đặc biệt việc định đoạt tài sản chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung. Quy tắc này đáng chú ý trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do ly hôn ta biết rằng trong thời kỳ hôn nhân vợ hoặc chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản chung trong khá nhiều trường hợp nay do ly hôn vợ chồng với tư cách là chủ sở hữu chung chỉ có thể một mình định đoạt tài sản chung một cách hợp pháp như là người được uỷ quyền của tất cả các chủ sở hữu chung. Đổi lại những bất tiện gò bó của cơ chế định đoạt tài sản chung theo phần vợ hoặc chồng được pháp luật thừa nhận có quyền định đoạt phần quyền của mình trong tài sản chung với điều kiện tôn trọng quyền ưu tiên mua của chủ sở hữu chung còn lại trong trường hợp việc định đoạt được thực hiện dưới hình thức mua bán BLDS 2005 Điều 223 khoản 3 . Thanh toán và phân chia tài sản chung. Thanh toán tài sản chung là việc xác định bằng con số phần quyền của mỗi người trong khối tài sản chung và là hoạt động có tác dụng đặt cơ sở toán học cho việc tiến hành phân chia. Dựa vào giá trị phần quyền đã được xác định của mỗi chủ sở hữu chung đối với khối tài sản chung người ta phân chia khối tài sản chung bằng cách giao hẳn cho mỗi chủ sở hữu chung một hoặc nhiều tài sản có tổng giá trị ngang với giá trị phần quyền của người đó trong khối tài sản chung. Thông thường giá trị của khối hiện vật có thể được giao mà gồm một hoặc nhiều tài sản đồng bộ có sai biệt so với giá trị phần quyền lớn hơn hoặc nhỏ hơn phần sai biệt đó sẽ được cắt giảm hoặc bù đắp dưới hình thức thanh toán tiền chênh lệch nếu việc phân chia được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng về giá trị hoặc dưới hình thức cắt giảm bù đắp vật chất lấy bớt tài sản bằng hiện vật hoặc cấp thêm hiện vật nếu việc phân chia được tiến hành theo nguyên tắc bình đẳng về hiện vật. 2. Thực trạng của các quan hệ tài sản của vợ chồng ở Việt Nam Gia đình chung và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN