tailieunhanh - Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-8

Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 MỤC III. THỦ TỤC LY HÔN ****** Thủ tục riêng. Thông thường, các quy định về thủ tục tố tụng được ghi nhận trong các văn bản về tố tụng. Riêng các thủ tục ly hôn, cả trong luật viết thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong luật viết hiện đại, đều được chi phối chủ yếu bởi các quy tắc nằm trong luật nội dung. Điều đó cho thấy tính chất đặc biệt của thủ tục ly hôn so với thủ tục tố tụng áp dụng cho các. | Giáo trình Luật Hôn nhân gia đình- Tập 1 MỤC III. THỦ TỤC LY HÔN Thủ tục riêng. Thông thường các quy định về thủ tục tố tụng được ghi nhận trong các văn bản về tố tụng. Riêng các thủ tục ly hôn cả trong luật viết thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong luật viết hiện đại đều được chi phối chủ yếu bởi các quy tắc nằm trong luật nội dung. Điều đó cho thấy tính chất đặc biệt của thủ tục ly hôn so với thủ tục tố tụng áp dụng cho các vụ án khác. Tại sao lại có sự đặc biệt đó Có nhiều cách lý giải một trong những cách lý giải đó gắn liền với chính sách chung về gia đình Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc hoà thuận Nhà nước không khuyến khích và cũng không tạo điều kiện cho sự huỷ diệt gia đình bằng con đường ly hôn. Về mặt nội dung tính chất đặc biệt của thủ tục ly hôn thể hiện thành tính chất phức tạp khiến cho thủ tục ly hôn ở góc nhìn của các đươ ng sự dường như lại trở thành thủ tục hạn chế ly hôn. I. Nộp đơn Người đứng đơn. Người đứng đơn xin ly hôn chỉ có thể là vợ chồng luật không có quy định cho phép người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp vợ chồng bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi đứng đơn thay cho người được giám hộ hoặc người được đại diện. Luật cũng không dự kiến cho Viện kiểm sát hoặc cơ quan tổ chức cá nhân khác khả năng yêu cầu ly hôn thay cho các đương sự. Nơi nộp đơn. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Điều 35 khoản 1 điểm a Toà án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một bên là Toà án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn Điều 35 khoản 2 điểm h quy định rằng Toà án giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn là Toà án nơi cư trú của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai. II. Hoà giải 1. Hoà giải tại cơ sở Hoạt động xã hội. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 86 Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở. Ta có nhận xét - Hoà giải ở cơ sở là một

TỪ KHÓA LIÊN QUAN